Vì sao Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn vẫn "ẩn mình"?

Tuấn Vỹ 06/12/2019 11:30

Mặc dù là một trong hai Di sản văn hóa thế giới nằm trên địa phận Quảng Nam, tuy nhiên việc khai thác du lịch tại khu đền tháp Mỹ Sơn vẫn chưa mang lại nhiều kết quả như mong đợi.

Theo số liệu thông kê của Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn đến hết năm 2019, lượng khách tham quan di sản Mỹ Sơn ước đạt 420.000 lượt, tổng doanh thu khoảng 62 tỉ đồng. 

Những năm trước, du lịch Mỹ Sơn phát triển chủ yếu dựa vào nguồn chính là khai thác tài nguyên sẵn có, chất lượng dịch vụ chưa tốt, cơ sở hạ tầng yếu. Sự không đồng bộ dẫn đến dịch vụ nghèo nàn, sản phẩm không nổi trội, sự liên kết thiếu ổn định. 

Nếu đem so với lượng khách đã đến Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, lượng khách đến với Mỹ Sơn quá khiêm tốn. Số liệu năm 2018 cho thấy lượng khách đến Mỹ Sơn chỉ chiếm 6% số khách đến Quảng Nam, bằng 5,12% so với Đà Nẵng và bằng 9,12% so với Thừa Thiên Huế. 

Cần nhiều hơn nữa những hoạt động thúc đẩy phát triển du lịch tại khu đền tháp Mỹ Sơn.

Cần nhiều hơn nữa những hoạt động thúc đẩy phát triển du lịch tại khu đền tháp Mỹ Sơn.

Các chuyên gia cho rằng, tầm vóc của Mỹ Sơn không hề thua kém các di sản trong khu vực. Những năm 1990 trở đi, khi Mỹ Sơn bắt đầu mở cửa, di sản này vô cùng hấp dẫn. Các doanh nghiệp du lịch coi đây là nơi để “hái quả ngọt” dù lúc đó cơ cở hạ tầng kém nhưng khách vẫn rất thích.

Theo các chuyên gia, du lịch phát triển chỉ đạt được một khi việc “ăn, ngủ, mua sắm, vui chơi” được tạo ra và đủ hấp dẫn để níu chân du khách ở lại.  Đây là điểm yếu lớn nhất đối với việc phát triển du lịch tại khu đền tháp Mỹ Sơn.

Ngoài việc các giá trị văn hóa vật thể được quan tâm tôn tạo gìn giữ và phát huy, tránh những tác động tiêu cực từ du lịch mang lại, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn còn tập trung đầu tư, “làm mới” cho văn hóa phi vật thể đặc trưng tại Mỹ sơn như như múa Chăm, định hướng thương hiệu du lịch thân thiện với môi trường, mở rộng không gian du lịch…

“Khách nội địa chưa quan tâm nhiều đến Mỹ Sơn, trong khi hình ảnh và quảng bá Mỹ Sơn còn khiêm tốn. Khách đến Mỹ Sơn cần biết tới đó thì sẽ đi những đâu, thăm gì, ăn gì, mua gì…” - hướng dẫn viên Nguyễn Thị Hà chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ là di sản văn hoá phi vật thể

    Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ là di sản văn hoá phi vật thể

    22:36, 12/10/2019

  • Từ Mã Pì Lèng Panorama ngẫm đến cơ chế bảo tồn di sản

    Từ Mã Pì Lèng Panorama ngẫm đến cơ chế bảo tồn di sản

    06:00, 09/10/2019

  • Mai một

    Mai một "hồn cốt" di sản

    05:00, 07/09/2019

  • Về miền di Sản biển lý Sơn

    Về miền di Sản biển lý Sơn

    17:18, 23/07/2019

Theo quan điểm của ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch hiệp hội du lịch Quảng Nam thì điểm tham quan được hiểu là nơi mà du khách ghé qua trên hành trình, còn điểm đến phải bao gồm cả một hệ sinh thái đi kèm, trong đó yếu tố quan trọng nhất là dịch vụ, là lợi ích tạo ra được cho cộng đồng chủ thể di sản. 

“Tuy nhiên, hệ sinh thái này chưa có ở Mỹ Sơn. Cần nhiều hơn nữa những hoạt động để du khách có thể mua sắm và ở lại để tìm hiểu Mỹ Sơn, thông qua đó tạo đà thúc đẩy phát triển tiềm năng du lịch nơi đây” - ông Phan Xuân Thanh khẳng định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn vẫn "ẩn mình"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO