Vì sao doanh nghiệp “ngại” làm nhà ở xã hội?

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp địa ốc bắt đầu chú trọng phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên nhiều khó khăn, vướng mắc đã “kìm chân” các chủ đầu tư tham gia phân khúc này.

>> Cuộc "giải cứu" bất động sản đặc biệt chưa từng có

Mặc dù tâm huyết với phát triển nhà ở xã hội, xem đây là việc làm rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, tại Hội nghị về phát triển nhà ở xã hội diễn ra sáng 16/3, ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch Tập đoàn Phú Cường đã nhìn nhận doanh nghiệp gặp rất nhiều rào cản khi đặt chân vào phân khúc nhà ở này.

Thời gian qua, nhiều khó khăn, vướng mắc đã “kìm chân” các chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội.

Nhiều khó khăn, vướng mắc đã “kìm chân” các chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội.

Doanh nghiệp vẫn than khó

Một trong những thách thức rất lớn được ông Cường chỉ ra là thủ tục pháp lý. Đến nay, tập đoàn đã xây dựng hơn 1.000 căn nhà xã hội tại TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và đang triển khai hơn 1.000 căn. Tuy nhiên, nhắc đến tình trạng "trên trải thảm, dưới rải đinh", ông Cường bày tỏ băn khoăn về bất cập, vướng mắc thủ tục hành chính hay vấn đề cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm vì lợi ích chung.

Lấy ví dụ về trường hợp một doanh nghiệp có năng lực tốt, luôn tuân thủ pháp lý, đã triển khai một dự án được 6 năm, mọi thứ gần như hoàn thiện thì có công văn gửi đến yêu cầu phải rà soát dự án đó.

>> Tỷ suất sinh lời không đủ hấp dẫn nhà đầu tư nhà ở xã hội

“Vậy là dự án "đóng băng" hơn 3-4 năm nay, không triển khai được, gây thiệt hại 2 - 3 nghìn tỷ đồng mà doanh nghiệp đã bỏ vào đó để mua đất và xây dựng. Hơn nữa còn thiệt hại là chưa đóng thuế cho nhà nước. Như vậy, không chỉ thiệt hại cho cả nhà nước mà còn thiệt hại cho cả doanh nghiệp”, ông Cường chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Trần Ngọc Anh – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Viglacera cho rằng, các quy định về đối tượng và điều kiện mua nhà ở xã hội vẫn còn hạn chế, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi kinh doanh loại hình này,

Nhận định về vấn đề này, ông Đỗ Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, khó khăn đầu tiên của các dự án nhà ở xã hội là rào cản pháp lý. Thủ tục triển khai dự án nhà ở xã hội khá phức tạp, mất nhiều thời gian hơn với các dự án nhà ở thương mại. Nhiều dự án bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho chủ đầu. Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của tỉnh phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đất lúa mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Theo ông Sơn, quy định cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hiện nay bị hạn chế lợi nhuận do bị khống chế ở mức 10% nên chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Một số dự án nhà ở xã hội đã được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư, chưa có lộ trình, kế hoạch triển khai cụ thể.

Đáng chú ý, về nguồn vốn tài trợ dự án, bản chất gói 120 nghìn tỷ đồng là gói tín dụng từ nguồn vốn thương mại của ngân hàng, không có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ xem xét cắt giảm tối đa các thủ tục liên quan đến việc đầu tư xây dựng dự án loại hình nhà ở này.

Các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ xem xét cắt giảm tối đa các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội.

Mặc dù các ngân hàng thương mại dành nguồn lực ưu tiên cho chương trình, nhưng mức lãi suất cho chủ đầu tư, người mua nhà vẫn chưa đủ hấp dẫn so với các chương trình hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Những thách thức này chính là lý do khiến kết quả phát triển nhà ở xã hội dù đã tích cực hơn nhưng vẫn còn khiêm tốn tại một số địa phương.

Cần tháo gỡ “nút thắt”

Để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện nhà ở xã hội, lãnh đạo VietinBank kiến nghị Chính phủ xem xét thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội, nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội. Trên cơ sở nguồn ưu đãi này, lãi suất cho vay có thể xem xét thấp hơn lãi suất cho vay thương mại bình thường trên thị trường. Cần huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau và vốn ngân sách đóng vai trò đầu mối.

Cùng với đó, xem xét giao việc lựa chọn xác định người mua nhà cho chủ đầu tư dự án để tăng chủ động trong khâu bán hàng, đồng thời mở rộng đối tượng, nới lỏng điều kiện đối với người được mua nhà ở xã hội.

Đề xuất một số giải pháp, Chủ tịch Tập đoàn Phú Cường cho biết, có tình trạng công văn ở dưới chuyển lên, ở trên chuyển xuống, chỉ nói chung chung, cuối cùng không thực hiện được một dự án nào. Bên cạnh đó cũng không nên mở cuộc họp riêng cho doanh nghiệp, khi báo cáo thì tổng hợp nhiều doanh nghiệp, không có sự ưu tiên giữa dự án này, dự án khác.

Ngoài ra, "cần sớm cho áp dụng Luật Nhà ở sửa đổi và ban hành Nghị định về nhà ở xã hội theo hướng tháo gỡ, mở rộng đối tượng được mua, được thuê với điều kiện đơn giản, dễ thực hiện để người nghèo sớm tiếp cận được với các sản phẩm nhà ở xã hội", ông Ngọc Anh nhấn mạnh.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ xem xét cắt giảm tối đa các thủ tục liên quan đến việc đầu tư xây dựng dự án loại hình nhà ở này. Đồng thời ban hành danh mục các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được ngân sách hỗ trợ kinh phí đầu tư, miễn giảm tiền thuê đất đối với các diện tích công trình dịch vụ thương mại trong phạm vi dự án nhà ở xã hội. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao doanh nghiệp “ngại” làm nhà ở xã hội? tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714345006 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714345006 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10