Vì sao Hanel chậm lên sàn?

Nha Trang 02/01/2020 14:47

Cổ phiếu của Công ty CP Hanel mới đây đã được Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận giao dịch trên UPCoM.

Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận cho CTCP Hanel đăng ký giao dịch 192,6 triệu cổ phiếu trên UPCoM với mã chứng khoán HNE.

Chậm lên sàn do "vướng" về đất

Ngày 20/4/2016, 19,1 triệu cổ phần (9,94% vốn điều lệ) của Hanel được bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với giá khởi điểm đúng bằng mệnh giá 10.000 đồng. Tuy nhiên, phiên IPO diễn ra không thành công khi chỉ 3,9 triệu cổ phần được mua với giá bình quân 10.004 đồng/CP. Hiện tại, Nhà nước vẫn đang nắm giữ 97,93% cổ phần Hanel.

Hơn 3 năm rưỡi sau IPO, Hanel mới đăng ký giao dịch trên UPCoM

Hơn 3 năm rưỡi sau IPO, Hanel mới đăng ký giao dịch trên UPCoM

Như vậy sau hơn ba năm rưỡi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), hơn hai năm rưỡi chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần, Hanel mới có thể lên sàn chứng khoán. Nguyên nhân được cho là những vướng mắc liên quan đến vấn đề đất đai sau cổ phần hóa.

Được biết, Hanel tiến hành phiên đấu giá lần đầu (IPO) vào tháng 4/2016, nhưng phải đến tháng 6/2017 mới tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu. Cũng vì điều này mà các cổ đông đã phản ứng và yêu cầu phải được thanh toán tiền lãi đối với số tiền đã nộp khi IPO theo quy định của Bộ Tài chính.

Tại đại hội, Chủ tịch HĐQT Hanel hứa hẹn sẽ báo cáo UBND TP. Hà Nội xem xét trả lãi cho cổ đông theo đúng quy định pháp luật, nhưng phải tới 2 năm sau, tức vào đầu năm 2019, Hanel mới thực hiện việc chi trả tiền lãi với mức lãi suất 6,5%.

Hanel cho biết, số tiền trả lãi cho nhà đầu tư được hạch toán vào chi phí sản xuất - kinh doanh khi lập báo cáo tài chính để bàn giao sang công ty cổ phần.

Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT Hanel cho biết, Công ty sẽ làm việc với đơn vị tư vấn để sớm đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM theo quy định, song đến nay kế hoạch này vẫn nằm trên giấy.

Tháng 10/2018, Hanel có thông báo chốt danh sách cổ đông để thực hiện đăng ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), sau đó giao dịch trên UPCoM.

Tuy nhiên, tháng 3/2019, Hanel có thông báo hoãn chốt danh sách cổ đông với lý giải “do ảnh hưởng công tác quyết toán bàn giao phần vốn Nhà nước sang công ty cổ phần, công tác thoái vốn và kiểm toán năm 2018, Công ty chưa hoàn thiện được hồ sơ đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM”.

Mãi tới mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới chấp thuận cho CTCP Hanel đăng ký giao dịch 192,6 triệu cổ phiếu trên UPCoM với mã chứng khoán HNE.

Hanel có gì?

Hanel phần lớn đang được sở hữu bởi cổ đông Nhà nước là Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội với 97,93%. Trước đó, công ty này đã có một lần IPO và một lần chào bán tới 61% cổ phần cho cổ đông chiến lược không thành công khi không tìm được người mua.

Hanel sở hữu nhiều công ty con, liên doanh và đầu tư vào các công ty liên kết hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh doanh thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ cao, bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp, công viên phần mềm…

Khi cổ phần hóa, Hanel quản lý và sử dụng quỹ đất rất lớn ở Hà Nội. Chỉ riêng diện tích 5 cơ sở nhà, đất Công ty đang quản lý, sử dụng đã lên tới 24,5 ha.

Có thể bạn quan tâm

  • Truân chuyên như cổ phần hóa Mobifone

    Truân chuyên như cổ phần hóa Mobifone

    00:00, 02/01/2020

  • Ai sẽ

    Ai sẽ "cầm trịch" tại Cao su Sao Vàng?

    00:00, 31/12/2019

  • be group đang

    be group đang "chao đảo"?

    05:18, 30/12/2019

  • DPM xoay xở đầu ra

    DPM xoay xở đầu ra

    06:20, 29/12/2019

Trong đó, hơn 2.600 m2 đất tại số 2 Chùa Bộc đang được Hanel dùng làm trụ sở dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Ngoài ra, còn nhiều lô đất khác như lô đất 6.163 m2 tại 60 Nguyễn Đức Cảnh (quận Hoàng Mai), 4.285 m2 tại 409 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), 4.188 m2 tại Lô 2 E9 Phạm Hùng, lô đất 24,2 ha tại Khu công nghiệp Sài Đồng B (quận Long Biên), lô đất liên doanh với Orion rộng 12 ha cũng tại khu công nghiệp này, lô đất 43,6 ha tại dự án Khu công viên công nghệ phần mềm quận Long Biên, dự án 19,2 ha xây dựng điểm thông quan nội địa (ICD Cổ Bi), dự án khu đô thị Hanel - Anpha Nam rộng 53,5 ha…

Các dự án đầu tư đáng chú ý của công ty này gồm có Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (dự kiến đầu tư 13.000 tỉ đồng), hay Tòa tháp Thương mại điện tử và văn phòng Hanel tại Lô 2 - E9 Khu đô thị mới Cầu Giấy…

Trong những năm gần đây, mỗi năm công ty mẹ Hanel đạt doanh thu thuần từ 400 - 450 tỉ đồng. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, Hanel có tổng tài sản đạt 3.374 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 67%. Về tình hình hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2018 đạt lần lượt đạt 1.071 tỷ đồng và 236 tỷ đồng.

Tên tuổi của Hanel gắn bó mật thiết với cựu Chủ tịch HĐQT quản trị Lê Quốc Bình, tuy nhiên ông này đã về hưu vào cuối năm ngoái. Người thế chỗ ông Bình tại ghế Chủ tịch Hanel là ông Nguyễn Đình Vinh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao Hanel chậm lên sàn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO