Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
HSBC vừa nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 3% do đà tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất và chỉ số PMI tăng 8,4 điểm trong tháng 6.
Theo báo cáo mới đây của Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu HSBC về triển vọng kinh tế Việt Nam, khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam "chưa bao giờ hết gây ngạc nhiên". Mặc dù tăng trưởng quý I so với cùng kỳ yếu nhất trong lịch sử, nhưng trong quý II vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực đáng ngạc nhiên cho thị trường, bất chấp những dự đoán về sự thu hẹp trong hoạt động kinh tế.
Mặc dù Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng quý so với cùng kỳ yếu nhất trong lịch sử, nhưng trong qúy 2 vừa qua vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực gây ngạc nhiên cho thị trường. Trong khi khi ngành du lịch giảm gần 100% trong quý, khu vực sản xuất trong nước đã có những tín hiệu phục hồi nhờ đẩy mạnh kết nối chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, sản xuất liên quan đến ngành hàng điện tử đã phần nào bù đắp điểm yếu trong các lĩnh vực sản xuất truyền thống.
GDP trong quý 2 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực 0,4% so với cùng kỳ, bất chấp những dự đoán của thị trường về sự thu hẹp trong hoạt động kinh tế của đất nước.
Phân tích chi tiết, các chuyên gia HSBC chỉ ra dịch vụ là lực cản lớn nhất đối với tăng trưởng quý II. Sau khi tăng trung bình 7% trong những năm gần đây, lĩnh vực này đã giảm 1,8% so với cùng kỳ, do tác động của các biện pháp đối phó dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các dịch vụ đều có tác động như nhau. Mặc dù giảm so với mức tăng 9% năm 2019, lĩnh vực bán lẻ và bán buôn vẫn tăng trưởng 3%. Điều này có thể báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến của nhu cầu trong nước. Ngoài ra, các ngành công nghiệp trong nước, như tài chính, giáo dục, thông tin truyền thông… đều thể hiện tích cực.
Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất có kết quả tốt hơn dự đoán với mức tăng trưởng 3,2% trong quý II. Ngoài ra, chỉ số PMI tháng 6 đã tăng mạnh lên 51,1, lần đầu tiên vượt trên mốc 50 trong 5 tháng, báo hiệu sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất.
Dưới góc độ thương mại, xuất khẩu trong quý 2 giảm 9,4% so với cùng kỳ - sự suy giảm lớn nhất trong 11 năm trở lại đây. Nhưng tác động của dịch bệnh không đồng đều khi xuất khẩu sản xuất dệt may và giày dép đã giảm đáng kể ở mức 25% so với cùng kỳ do nhu cầu giảm từ các nước phương Tây. Tuy nhiên, tác động đến xuất khẩu điện tử thì ít hơn. Trong khi lô hàng điện thoại thông minh đã giảm với tốc độ tương tự như hàng may mặc, xuất khẩu linh kiện điện tử và máy tính đã giúp hỗ trợ tăng trưởng mạnh mẽ trong các lô hàng công nghệ, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ.
Trong khi đó áp lực lạm phát của Việt Nam đã giảm dần do các tác động không đồng đều của COVID-19. Lạm phát tiêu đề giảm một nửa từ 5,6% trong quý 1 xuống 2,8% trong quý 2, nhờ giá dầu thấp hơn.
Tuy nhiên, giá cả thực phẩm vẫn tăng trong tháng 6. Lạm phát thực phẩm tăng 12% so với cùng kỳ trong quý 2, thậm chí tăng nhanh hơn so với quý 1(10%).
Chính vì vậy, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam 2020 lên 3% từ mức 1,6% dự báo trước đó và giảm mức dự báo tăng trưởng năm 2021 từ mức 9,1% xuống còn 8,5%.
Với việc xử lý khéo léo đối với dịch COVID-19, HSBC cho rằng Việt Nam có thể là một trong số ít các nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng này trước các nước khác. Tuy nhiên, vẫn còn có những lý do để thận trọng bởi sự bất ổn vẫn còn ở những nơi khác. Như sự bùng phát mạnh dịch COVID-19 tại Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, có thể ảnh hưởng đến triển vọng xuất khẩu của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 29/06/2020
00:01, 23/06/2020
16:00, 09/06/2020
00:00, 16/05/2020
11:00, 15/05/2020