Vào ngày 13/5, Tổng thống D.Trump đã gia hạn thêm cho các công ty của Mỹ được phép tiếp tục "làm ăn" với các đối tác có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trong đó có Huawei.
Ai cũng biết, quyết định này của Trump là chủ yếu nhắm vào Huawei. Bên cạnh đó là ZTE, một công ty sản xuất thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc, mặc dù cũng nằm trong “danh sách đen” của Mỹ nhưng có lẽ không phải là đích ngắm của Washington.
Và đúng như dự kiến, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiếp tục gia hạn cho Huawei một lần nữa khi giấy phép hết hạn vào ngày 14/5 vừa qua. Theo đó, các công ty của Mỹ có thể được quyền tiếp tục làm ăn với Huawei.
Có rất nhiều lý do khiến Hoa Kỳ không thể để mất Huawei! Một số nhà phân tích đã khẳng định rằng việc cấm Huawei có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai của 5G trên toàn cầu.
Huawei là một trong số rất ít các công ty có thể cạnh tranh sản xuất thiết bị truy cập mạng vô tuyến (RAN) cần thiết để xây dựng mạng 5G. Đơn cử như vào năm 2018, Huawei đã bán được gần một phần ba tất cả các thiết bị viễn thông trên toàn thế giới.
Tại thị trường Hoa Kỳ, Huawei có khá ít khách hàng và chủ yếu nằm ở vùng nông thôn nước Mỹ. Tuy nhiên, theo một báo cáo của New York Times, khoảng 25% các công ty nhỏ kinh doanh thiết bị không dây của Hoa Kỳ sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei.
Mặc dù vậy, công nghệ của Huawei lại khá được ưa chuộng bởi những nhà mạng ở các cộng đồng nông thôn từ Washington cho đến Kansas rồi đến New York, các nhà mạng nơi đây đang hoạt động dựa trên ngân sách nhỏ, điều mà các công ty viễn thông khác ngoài Huawei không thể đáp ứng - một lý do chính khiến FCC hỗ trợ cho các nhà mạng nông thôn .
Các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng lớn thường tránh các khu vực nông thôn vì dân số thấp và chi phí lắp đặt cơ sở hạ tầng cao. Ngược lại, Huawei có một “hồ sơ năng lực” rất cao về việc cung cấp các dịch vụ mạng đáng tin cậy ở các địa điểm xa xôi từ nông thôn Trung Quốc đến Belize - đất nước du lịch thuộc Trung Mỹ.
Huawei hiện đang phục vụ khoảng 40 đối tác viễn thông tại Hoa Kỳ, hầu hết trong số đó cung cấp dịch vụ cho người Mỹ ở nông thôn. Cấm Huawei cung cấp cho các doanh nghiệp Mỹ đồng nghĩa với việc tạo ra các tác động trực tiếp, có hại cho các nhà mạng nông thôn này và người tiêu dùng của họ.
Theo một báo cáo từ FCC, hiện tại có đến 21,3 triệu người Mỹ vẫn thiếu quyền truy cập vào "kết nối băng thông rộng cố định trên mặt đất đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu 25 Mbps/3 Mbps" của FCC.
Nếu 40 khách hàng viễn thông tại Hoa Kỳ không được phép mua thiết bị từ Huawei, những người sống và làm việc trong các cộng đồng này chắc chắn sẽ chịu sự tác động trực tiếp thông qua chi phí hoạt động tăng, bảo hiểm ít hơn và sự chậm trễ của cơ sở hạ tầng mới trong việc triển khai 5G.
Theo GlobalData, công nghệ 5G RAN của Huawei "giữ vị trí mạnh nhất trên tổng thể" trước các đối thủ lớn. Cách tốt nhất để Hoa Kỳ khai thác công nghệ đang phát triển này là chỉ nên xem Huawei là đối tác chứ không phải đối thủ.
Lệnh cấm của Mỹ đối với thiết bị Huawei sẽ không chỉ làm chậm sự tăng trưởng công nghệ của đất nước này mà nó còn dẫn đến việc Hoa Kỳ sẽ “tụt” lại phía sau trong việc triển khai công nghệ 5G.
Các chuyên gia công nghệ cho rằng, 5G sẽ là một xu hướng công nghệ trong tương lai. Nó được thiết kế phù hợp với nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, hình dạng thiết bị, ứng dụng và đối tượng người dùng khác nhau.
Trên thực tế, 5G có khả năng biến đổi hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm tiếp cận tốt hơn với giáo dục, chăm sóc sức khỏe cá nhân, dịch vụ khẩn cấp được kết nối và hơn thế nữa.
IHS Markit dự đoán rằng công nghệ 5G sẽ sản sinh ra 13,2 nghìn tỷ đô la trong nền kinh tế toàn cầu và hỗ trợ thêm 22,3 triệu việc làm vào năm 2035. Nếu trì hoãn triển khai 5G, Hoa Kỳ có nguy cơ mất đi lợi ích của sự tăng trưởng nhanh chóng đó.
Mặt khác, “tránh mặt” Huawei cũng là một rủi ro lớn đối với nước Mỹ vì quyết định này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, công dân và khả năng bắt kịp với công nghệ được sử dụng bởi phần còn lại của thế giới, nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang khiến nền kinh tế nước Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Có thể bạn quan tâm
14:53, 14/05/2020
03:34, 13/05/2020
13:19, 29/04/2020
13:21, 21/04/2020
16:00, 01/04/2020
16:00, 03/04/2020