Vì sao nhiều địa phương giải ngân vốn ODA bằng 0%?

Thành An 19/07/2019 06:36

Lý giải nguyên nhân giải ngân vốn ODA chậm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, do thiếu vốn đối ứng nên không hấp thụ được vốn nước ngoài.

Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ước lũy kế giải ngân vốn ODA 6 tháng đầu năm đạt 4,1 nghìn tỷ đồng, đạt 6,9% kế hoạch Quốc hội giao và 12,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, gia hạn hiệp định, chậm phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đấu thầu chậm trễ...

Nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, gia hạn hiệp định, chậm phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đấu thầu chậm trễ...

Mức giải ngân này thấp hơn cùng kỳ năm 2018. Hiện có 8/59 địa phương được giao kế hoạch vốn nước ngoài có tỷ lệ giải ngân trên 30%; 11 bộ ngành trung ương được giao kế hoạch vốn đều giải ngân dưới 30%; 28 địa phương giải ngân ODA bằng 0% .

Lý giải nguyên nhân giải ngân vốn ODA chậm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, do thiếu vốn đối ứng nên không hấp thụ được vốn nước ngoài.

Các bộ, ngành địa phương khi xây dựng kế hoạch trung hạn 2016-2020 còn lúng túng, đề xuất hạn mức cho các dự án chưa sát với tiến độ, khả năng giải ngân thực tế.

Quá trình xây dựng kế hoạch, các bộ ngành và địa phương không tuân thủ đúng nguyên tắc, tiêu chí và thời gian theo quy định cũng dẫn đến việc bố trí vốn sai quy định, kéo dài thời gian rà soát và giao kế hoạch vốn.

Trong khi đó, giải ngân vốn ODA còn chậm do dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, đang trong quá trình điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc gia hạn hiệp định vay.  

Có thể bạn quan tâm

  • Gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị với kết quả giải ngân vốn ODA

    Gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị với kết quả giải ngân vốn ODA

    00:50, 01/07/2019

  • Phân cấp mạnh hơn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA

    Phân cấp mạnh hơn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA

    03:36, 27/06/2019

  • Tìm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi

    Tìm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi

    00:43, 18/06/2019

  • Vì sao tỉ lệ giải ngân vốn ODA ngày càng

    Vì sao tỉ lệ giải ngân vốn ODA ngày càng "tụt dốc"?

    15:36, 17/06/2019

Nhiều dự án, điển hình là các dự án đường sắt đô thị, hiện 4/7 dự án đang trong giai đoạn thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư nên mặc dù có dự án có khả năng giải ngân rất cao như Tuyến đường sắt số 1 Tp. Hồ Chí Minh… Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất nhu cầu giải ngân năm 2019 của Thành phố là 11.491 tỷ đồng nhưng không đủ căn cứ và cơ sở pháp lý để bố trí kế hoạch vốn cho những dự án này. 

Bên cạnh đó, nhiều dự án được bố trí kế hoạch đủ kế hoạch vốn nhưng không thể giải ngân được do những vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng và tái định cư. Địa phương không bố trí được vốn đối ứng, công tác đền bù tái định cư chưa hiệu quả, kiểm kê đền bù còn thiếu sót gây thắc mắc, khiếu kiện trong dân làm kéo dài thời gian giao mặt bằng sạch cho nhà thầu.

Nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, gia hạn hiệp định, chậm phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đấu thầu chậm trễ... 

Thủ tục giải ngân, rút vốn cũng là một trong những nguyên nhân giải ngân vốn ODA chậm do chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi hợp lệ, như thế nào là chi thường xuyên không được phép sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Chủ dự án chậm làm thủ tục ghi thu, ghi chi, làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu báo cáo và duyệt đơn rút vốn...

Bên cạnh đó, việc thu hút, quản lý FDI cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề chọn lọc FDI, kiên quyết từ chối các dự án công nghệ thấp, lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, những dự án có dấu hiệu núp bóng đầu tư để lẩn tránh xuất xứ, gian lận thương mại; thận trọng trong việc đưa ra các cam kết, ưu đãi…

Tăng cường quản lý, giám sát, hỗ trợ đầu tư, cải thiện và đơn giản hóa thủ tục đầu tư, đảm bảo sự liên thông và tổ chức thực thi hiệu quả của các cơ quan chuyên môn tại địa phương.

Ngoài ra, giải ngân 6 tháng đầu năm thường thấp còn do những nguyên nhân từ phía nhà tài trợ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Bộ đã chủ trì thành lập một số đoàn công tác làm việc tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhằm giám sát, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp và nghiên cứu, đề xuất giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

“Rà soát báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chuyển vốn từ đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp sang đơn vị có nhu cầu về vốn và tỷ lệ giải ngân cao, góp phần đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Phó thủ tướng nói

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao nhiều địa phương giải ngân vốn ODA bằng 0%?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO