Tìm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi

Diendandoanhnghiep.vn Chịu ảnh hưởng từ nguyên nhân khách quan như chính sách, thủ tục, cho đến nguyên nhân chủ quan như quá trình triển khai dự án, tiến độ giải ngân vốn ODA là mối quan tâm đặc biệt của Chính phủ.

Những tháng đầu năm 2019, mức giải ngân vốn ODA chỉ được gần 2.000 tỷ đồng, đạt 7% trên tổng số hơn 28.000 tỷ đồng kế hoạch được giao. 

Cầu Nhật Tân Hà Nội là dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản và 1 phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Cầu Nhật Tân Hà Nội là dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản và 1 phần vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Hiện 6 ngân hàng tài trợ vốn ODA chính cho Việt Nam gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).

Giải ngân chỉ đạt 7%

Theo ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, việc chuẩn bị các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi còn kéo dài do các quy trình thủ tục khá phức tạp, thay đổi thường xuyên, thiếu sự ưu tiên cũng như các quy trình mang tính chất rõ ràng.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu sự thống nhất trong phê duyệt các dự án cũng như điều phối các nguồn vốn tài trợ từ nhóm ngân hàng.

Khảo sát của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á tại 81 Ban quản lý dự án vào quý 1 năm nay cho thấy, có 5 vấn đề lớn ảnh hưởng đến dự án đó là thủ tục phê duyệt, chấp thuận của Chính phủ, phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn bị thiếu, vấn đề liên quan đến đấu thầu, thu hồi đất và tái định cư, các rủi ro khác liên quan đến khía cạnh xã hội của những bên bị ảnh hưởng và vấn đề liên quan đến quá trình giải ngân, rút vốn.

Trong đó, có 4 vấn đề lớn ảnh hưởng đến giải ngân như quy định của Chính phủ về quản lý vốn ODA không thống nhất và thường xuyên thay đổi, chậm phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn cho dự án, phân bổ vốn hàng năm không đáp ứng nhu cầu...

Trên thực tế, hiệu quả của các dự án đã giảm rất nhiều kể từ giai đoạn 2014-2015. Tỷ lệ giải ngân đã giảm từ mức 23,1% trong năm 2014 xuống chỉ còn 11,2% trong năm 2018.

Cụ thể, năm 2018, mức giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi cấp phát từ ngân sách Trung ương chỉ đạt 53,6% kế hoạch Quốc hội giao. 

Những tháng đầu năm 2019, mức giải ngân vốn ODA chỉ được gần 2.000 tỷ đồng, đạt 7% trên tổng số hơn 28.000 tỷ đồng kế hoạch được giao. 

“Thực tiễn trên đòi hỏi chúng ta phải xác định rõ các căn nguyên, những vương mắc cản trở việc thực hiện và giải ngân các dự án, đưa ra được các giải pháp khắc phục và kế hoạch hành động hiệu quả để thúc đẩy”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

"Quan ngại" liên quan đến trần nợ công

Đặc biệt, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cũng cho biết, hiện có những quan ngại liên quan đến trần nợ công của Việt Nam và việc Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) và IDF (Quỹ phát triển thể chế).

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình. Báo cáo về định hướng thu hút, quản lý sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi 2018-2020, tầm nhìn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cảnh báo Việt Nam đã tốt nghiệp vốn vay tín dụng ưu đãi IDA của Ngân hàng Thế giới vào tháng 7/2017, cũng như của Ngân hàng châu Á - ADB vào 1/1/2019. Khi đó, Việt Nam có khả năng phải áp dụng điều kiện tăng trả nợ gốc vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới và ADB hiện hành lên gấp đôi.

Nói cách khác, Việt Nam đã không còn được nhận các khoản vay của Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới và nguồn vốn từ Quỹ phát triển Châu Á (ADF) của Ngân hàng phát triển châu Á. Nguồn vốn ODA của các đối tác phát triển khác cũng đang giảm đáng kể, thay vào đó là các nguồn vốn vay ưu đãi.

Việt Nam phải chuyển sang vay ưu đãi gần điều kiện thị trường. Việc tốt nghiệp các nguồn vốn vay ưu đãi sẽ làm nghĩa vụ trả nợ gốc của Chính phủ tăng lên gấp đôi. Đồng thời rút ngắn thời gian vay đối với các khoản nợ hiện hành, đặc biệt là điều chỉnh lại các hợp đồng cho vay lại.

Để tháo gỡ những khó khăn, trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển, đặc biệt, các nhà tài trợ Nhóm 6 Ngân hàng phát triển trong quá trình hoạch định chính sách, hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Giải pháp từ thực tiễn

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi Phạm Bình Minh nêu rõ: Việt Nam đang trong quá trình xây dựng 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2021-2025, một trong những nội dung đặt ra là phải xác định nguồn lực cho giai đoạn 5 năm tiếp theo, đối với nguồn vốn nước ngoài, Chính phủ chủ trương tiếp tục sử dụng và huy động nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ đầu tư phát triển, tuy nhiên, Việt Nam đã tốt nghiệp nguồn vốn IDA của Ngân hàng Thế giới và nguồn vốn ADF của Ngân hàng Phát triển châu Á, nguồn vốn ODA của các đối tác khác đang giảm đáng kể thay vào đó là vốn vay ưu đãi.

Để thực hiện được mục tiêu này, phía nhóm ngân hàng phát triển đưa ra 6 công việc mang tính chất hệ thống còn có điểm hạn chế và hai bên cần phải giải quyết. Cụ thể là thủ tục và quy trình, các quy định hiện tại của Chính phủ Việt Nam; mức độ sẵn sàng của các dự án; kế hoạch đầu tư công trung hạn; kế hoạch phân bổ ngân sách đối với nguồn vốn ODA; các quy trình, thủ tục liên quan đến cho vay lại; các quy trình và yêu cầu liên quan tới giải ngân. 

Ông Eric Sidgwick cho rằng, thời gian tới, trong môi trường hiện nay và bối cảnh Việt Nam chuyển sang nền kinh tế có mức thu nhập cao hơn, các nhóm ngân hàng phát triển cũng có những hướng đi phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của Việt Nam, để từ đó các khoản vay ODA và khoản vay ưu đãi sẽ tạo thêm giá trị gia tăng cao hơn, đáp ứng hơn nữa nhu cầu của Việt Nam. 

Để tháo gỡ những khó khăn, trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển, đặc biệt, các nhà tài trợ Nhóm 6 Ngân hàng phát triển trong quá trình hoạch định chính sách, hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Khảo sát của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á tại 81 Ban quản lý dự án vào quý 1 năm nay cho thấy, có 5 vấn đề lớn ảnh hưởng đến dự án đó là thủ tục phê duyệt, chấp thuận của Chính phủ, phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn bị thiếu, vấn đề liên quan đến đấu thầu, thu hồi đất và tái định cư, các rủi ro khác liên quan đến khía cạnh xã hội của những bên bị ảnh hưởng và vấn đề liên quan đến quá trình giải ngân, rút vốn. Trong khi đó, có 4 vấn đề lớn ảnh hưởng đến giải ngân như: quy định của Chính phủ về quản lý vốn ODA không thống nhất và thường xuyên thay đổi, chậm phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn cho dự án, phân bổ vốn hàng năm không đáp ứng nhu cầu...
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tìm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714390220 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714390220 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10