Vì sao Our City tại Hải Phòng được “thả rông”?

Diendandoanhnghiep.vn Hàng trăm người nước ngoài sinh sống trên địa bàn phường nhưng chính quyền, công an khu vực, tổ dân phố không nắm rõ họ là ai, ở đến khi nào và đến để làm việc gì.

Câu chuyện 380 người Trung Quốc tham gia tổ chức điều hành các website tổ chức cho công dân Trung Quốc đánh bạc trực tuyến tại “thánh địa” Our City (phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh) vừa bị công an Hải Phòng triệt phá để lại câu hỏi thắc mắc về việc quản lý, giám sát người nước ngoài trên địa bàn như thế nào?

Chính quyền cơ sở không biết

Ông Phạm Quang Đảo – Tổ trưởng Tổ dân phố số 2A – phường Hải Thành, quận Dương Kinh là người quản lý tổ dân phố 2A từ nhiều năm nay. Thế nhưng, từ khi hình thành cho đến nay, ông Đảo chưa một lần bước chân được vào Khu đô thị Our City thuộc địa bàn tổ dân phố do ông quản lý. Thậm chí, ông Đảo còn chưa biết chủ của Khu đô thị này là ai.

“Kể từ khi khu này có người đến ở, tôi và các cán bộ khu dân cư không thể tiếp xúc được với những người quản lý cũng như những người sinh sống tại khu vực này. Nhiều lần chúng tôi đến đề nghị gặp lãnh đạo quản lý của Khu đô thị để vận động đóng góp các khoản cho Quỹ ủng hộ người nghèo, Quỹ phòng chống lụt bão,... đều không gặp được người có trách nhiệm của đơn vị này. Họ mời tôi về và không hẹn ngày gặp, cũng không trao đổi thông tin gì khác” – ông Đảo cho biết.

Từ khi hình thành, ông Đảo chưa vào được Our City thuộc địa bàn tổ dân phố do ông quản lý.

Từ khi hình thành, ông Đảo chưa vào được Our City thuộc địa bàn tổ dân phố do ông quản lý.

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch UBND phường Hải Thành, trước thời điểm cơ quan chức năng triệt phá đường dây vận hành hệ thống đánh bạc tại khu đô thị Our City, chính quyền địa phương mới nhận được thông tin có 27 người quốc tịch Trung Quốc đăng ký tạm trú tại 1 khách sạn trong khu đô thị này. Nhiều năm trước đó công tác quản lý khu đô thị thuộc cơ quan chức năng của thành phố, chính quyền địa phương rất khó để tiếp cận thông tin.  

Thậm chí ngay cả công an phường sở tại, nơi “đóng quân” của hàng trăm người lưu trú bất hợp pháp cũng không hề hay biết. Đại diện lãnh đạo Công an phường Hải Thành cho biết, công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài tại khu đô thị Our City gặp nhiều phức tạp do có nhiều đầu mối cùng tham gia như: BQL Khu kinh tế, Công an thành phố, Sở Ngoại vụ thực hiện. Trong khi đó, người nước ngoài sinh sống trên địa bàn phường nhưng chính quyền, công an khu vực, tổ dân phố không nắm rõ họ là ai, ở đến khi nào và đến để làm việc gì.

Gần 400 người điều hành đường dây đánh bạc quy mô lớn nhưng chính quyền, công an khu vực, tổ dân phố không nắm rõ

Gần 400 người điều hành đường dây đánh bạc quy mô lớn nhưng chính quyền, công an khu vực, tổ dân phố không nắm rõ

Còn theo lãnh đạo quận Dương Kinh, việc cấp phép thực hiện dự án khu đô thị Our City là do sở Kế hoạch - Đầu tư Hải Phòng cấp phép. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo phân cấp là do thành phố quản lý. Chỉ khi có người dân kiến nghị về an ninh trật tự hay vấn đề ô nhiễm môi trường,…thì quận có thể xuống yêu cầu phối hợp kiểm tra, giải quyết. Mà quận muốn xuống làm việc cũng phải có kế hoạch và thông báo trước cho đơn vị biết, còn bình thường thì quận không có thẩm quyền kiểm tra những đơn vị 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Khi được hỏi về vấn đề quản lý người nước ngoài trên địa bàn, vị này cho rằng việc quản lý nhân sự người nước ngoài là do Phòng Xuất nhập cảnh, công an thành phố cấp phép, quản lý.

Doanh nghiệp FDI có phải “vùng cấm”?

Nhìn từ bài học Our City cho thấy, hầu hết các cơ quan chức năng đều “dè dặt” khi thực hiện công tác quản lý hành chính tại đây. Lướt qua hoạt động của Our City gần đây cho thấy, lý do “thả rông” về quản lý hành chính ở Khu đô thị này được các cơ quan chức năng đưa ra là: Our City thuộc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như vậy, rõ ràng doanh nghiệp FDI là “vùng cấm” trong công tác quản lý, giám sát hoạt động người nước ngoài trên địa bàn?

Doanh nghiệp FDI có phải là

Doanh nghiệp FDI có phải là "vùng cấm" trong công tác quản lý, giám sát hoạt động người nước ngoài?

Thậm chí, một cán bộ nguyên là lãnh đạo công an thành phố Hải Phòng còn cho rằng khu đô thị Our City là dự án 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, cơ quan chức năng trong nước rất khó khăn để vào bên trong.

Hải Phòng là “địa chỉ đỏ” trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Không phủ nhận những cơ chế, chính sách “trải thảm” đã tạo được làn sóng thu hút đầu tư mạnh mẽ ở đây. Thế nhưng, cũng chính nhưng ưu đãi đó đã tạo ra một “vùng cấm” trong công tác quản lý, giám sát người nước ngoài hoạt động trên địa bàn.

Theo BQL Khu kinh tế Hải Phòng, địa phương này hiện có 261 doanh nghiệp, nhà thầu trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế có sử dụng lao động là người nước ngoài. Trong đó người Trung Quốc chiếm 50%, còn lại là Hàn Quốc và Nhật Bản… Mặt khác, số lượng lao động là người nước ngoài đang làm việc trong các Khu công nghiệp và Khu kinh tế trên địa bàn tăng nhanh qua các năm, cụ thể năm 2015 có khoảng hơn 700 trường hợp, thì đến giữa năm 2019 đến lên đến hơn 3.000 trường hợp.

Cũng theo BQL Khu kinh tế Hải Phòng, việc khai báo thông tin về người nước ngoài của các doanh nghiệp chưa kịp thời. Trong khi đó, việc tiếp cận, kiểm tra trường hợp này không hề đơn giản, chưa kể việc bất đồng ngôn ngữ gây khó khăn cho việc quản lý lao động nước ngoài.

Cách đây vài năm, tại Công ty TNHH Huge Gain-holdings Việt Nam (nằm trong Khu công nghiệp Đồ Sơn, Hải Phòng), lực lượng chức năng đã bắt giữ 5 đối tượng liên quan đến hành vi sản xuất và nhập lậu CD, VCD, DVD có nội dung đồi trụy. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này được tổ chức khá tinh vi. Điều đặc biệt là công ty này hoạt động sản xuất với số lượng lên đến hàng triệu đĩa/tháng và thời gian hoạt động khá dài mới bị phát hiện.

Còn bao nhiêup/“thánh địa” tương tự của người nước ngoài vẫn đang hoạt động

Còn bao nhiêu “thánh địa” tương tự Our City của người nước ngoài vẫn đang hoạt động?

Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an, việc tổ chức tội phạm trong vỏ bọc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hoặc công ty liên doanh đang có xu hướng ngày càng phổ biến và diễn ra với quy mô lớn.

Đã có khá nhiều câu hỏi được đặt ra sau khi “đại bản doanh” tội phạm công nghệ cao ở Our City bị triệt phá. Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,… Liệu sẽ có bao nhiêu những “thánh địa” tương tự của người nước ngoài vẫn đang hoạt động? Có phải những lỗ hổng trong quản lý, giám sát hoạt động của người nước ngoài là điều kiện để tội phạm phát sinh?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Our City tại Hải Phòng được “thả rông”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714909138 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714909138 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10