Vì sao pin mặt trời Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá?

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho rằng sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có biên độ bán phá giá cao.

fd

Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ vừa thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ vừa thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, nguyên đơn là Hiệp hội các nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời Ấn Độ, đã cáo buộc pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có hành vi bán phá giá, là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.

Hiện tại Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ chưa cung cấp chi tiết biên độ bán phá giá cáo buộc đối với từng sản phẩm pin năng lượng mặt trời thuộc các mã HS 8541.40.11; 8541.10.12. 

Tuy nhiên, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho rằng sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có biên độ bán phá giá cao, vượt ngưỡng tối thiểu (tức trên 2%).

Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ sẽ gửi Bản câu hỏi cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu được biết tới. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá, các doanh nghiệp cần chủ động liên lạc với Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ để đăng ký tham gia và nhận Bản câu hỏi.

Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đăng ký tham gia làm bên liên quan để nhận bản câu hỏi và cập nhật các thông tin liên quan từ phía Ấn Độ. Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Ấn Độ nhằm yêu cầu Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ xem xét toàn diện và nghiêm túc lợi ích kinh tế cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Ấn Độ. Đồng thời, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.

Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác, hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ sử dụng các chứng cứ bất lợi sẵn có, làm căn cứ và cơ sở cho việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá do nguyên đơn đề xuất.

fd

Nhà máy sản xuất pin mặt trời ở Việt Nam tại Bắc Giang của Công ty TNHH Trina Solar (Việt Nam) Science & Technology đưa vào hoạt động năm 2017.

"Việc bị áp thuế chống bán phá giá cao sẽ làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu Ấn Độ vào tay các đối thủ cạnh tranh Ấn Độ và các quốc gia khác"- đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho hay.

Thời gian qua, đã có nhiều nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời được đầu tư xây dựng và phát triển ở Việt Nam, nhằm đáp ứng tiềm năng lẫn nhu cầu sử dụng điện mặt trời ngày càng tăng cao cả trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Bên cạnh các nhà đầu tư đến từ Mỹ và Canada, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan đã đến Việt Nam. Đáng chú ý, không ít nhà sản xuất trong nhóm đầu của Trung Quốc và thế giới như JA Solar, Trina Solar, hay JinkoSolar... đã góp mặt trong các dự án điện mặt trời quy mô lớn tại Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao pin mặt trời Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710839617 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710839617 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10