Vì sao suốt 2 năm TP HCM không gọi được đầu tư nhà máy xử lý rác hiện đại?

Hương Giang 19/07/2019 13:20

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tỏ ra sốt ruột khi thành phố mất 2 năm để kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác nhưng thực tế vẫn chưa có nhà máy xử lý rác hiện đại.

Sự lo lắng này của ông Nguyễn Thành Phong bày tỏ tại cuộc họp về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm vào sáng 19/7.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tỏ ra sốt ruột khi thành phố mất 2 năm để kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác nhưng thực tế vẫn chưa có nhà máy xử lý rác hiện đại.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tỏ ra sốt ruột khi thành phố mất 2 năm để kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác nhưng vẫn chưa có nhà máy xử lý rác hiện đại.

Dẫn chứng về vấn đề xử lý rác thải, Chủ tịch TP cho biết, thành phố Cần Thơ có nhà máy rác công nghệ đốt phát điện do nhà đầu tư Hong Kong thực hiện. Theo ông Phong "người ta đâu nói nhiều mà thực tế đã làm được rồi, chứ trước đây xử lý rác cũng ảnh hưởng môi trường ghê gớm lắm".

Trước vấn đề nêu trên, ông Phong yêu cầu Sở Tài nguyên - Môi trường làm việc với các nhà máy xử lý rác tại thành phố buộc sử dụng công nghệ mới, giảm ô nhiễm, nếu không đình chỉ hoạt động. "Cư dân Phú Mỹ Hưng tiếp tục phản ánh về mùi hôi ở Đa Phước, các cán bộ lão thành cũng phản ánh mùi hôi ở các bãi rác huyện Củ Chi... Mình phải quyết liệt giải quyết vấn đề này", ông Phong nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiến sĩ toán "mê" công nghệ môi trường... khởi nghiệp tuổi 52

    04:25, 17/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Biến tình yêu bóng đá thành ý thức bảo vệ môi trường

    07:00, 12/07/2019

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải chăn nuôi: Đừng để “1 tiền gà, 3 tiền thóc”

    12:05, 11/07/2019

  • Lần đầu tiên có dự án “triệu USD” về xử lý chất thải rắn theo hình thức PPP

    05:09, 05/07/2019

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết, hiện 3 nhà máy xử lý rác cho thành phố với tổng công suất hơn 8.000 tấn mỗi ngày. Trong đó, Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Đa Phước) xử lý 5.000 tấn bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh; nhà máy Tâm Sinh Nghĩa và VietStar (huyện Củ Chi) xử lý hơn 3.000 tấn bằng cách đốt (không phát điện) và làm phân combot (tỷ lệ tro sỉ loại ra còn tương đối lớn).

ôngp/Phong yêu cầu Sở Tài nguyên - Môi trường làm việc với các nhà máy xử lý rác tại thành phố buộc sử dụng công nghệ mới, giảm ô nhiễm, nếu không đình chỉ hoạt động

Rác thải ô nhiễm diễn ra nghiêm trọng 

Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020 giảm tỷ lệ chôn lấp rác xuống dưới 50%. Hiện, nhà máy Tâm Sinh Nghĩa và VietStar điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và xin giấy phép xây dựng để hình thành 2 nhà máy mới dùng công nghệ đốt phát điện với tổng công suất 6.000 tấn. Dự kiến cuối năm nay khởi công. Còn chủ đầu tư nhà máy xử lý rác Đa Phước cũng cam kết chuyển 2.000 tấn rác mỗi ngày sang hình thức đốt, thu khí ga để giảm ô nhiễm môi trường – ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác mới mà thành phố đã đồng ý chủ trương, Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ tham mưu UBND rút ngắn quy trình đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phấn đấu khởi công trước năm 2020 – ông Thắng cam kết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao suốt 2 năm TP HCM không gọi được đầu tư nhà máy xử lý rác hiện đại?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO