Vì sao thị trường Lào hấp dẫn nhà đầu tư Việt Nam?

Ngọc Hà 29/08/2018 11:14

Chính phủ Lào đang bỏ dần các quy định, thủ tục hành chính rườm rà, giảm thời gian thành lập doanh nghiệp, giảm thuế và tăng cường cơ sở hạ tầng.

Dự án cao su là một trong những dự án chiếm tỷ lệ cao nhất của dòng vốn Việt Nam sang Lào.

Dự án cao su là một trong những loại hình đầu tư chiếm tỷ lệ cao nhất của dòng vốn Việt Nam sang Lào.

Đây là một trong những thông tin quan trọng về hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có dòng vốn đầu tư từ Việt Nam, được đưa ra tại Hội thảo “Thị trường Lào – Hiện trạng và tiềm năng kinh doanh – đầu tư”, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp với Tổng lãnh sự quán Lào tại TPHCM tổ chức mới đây.

Theo đó, ông Somxay Sanamoune, Tổng Lãnh sự Lào tại TPHCM cho biết, Chính phủ Lào ủng hộ và ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Lào.

Theo lý giải của ông Somxay Sanamoune: “Việt Nam và Lào gần gũi về địa lý, do đó hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa hai nước rất thuận lợi". Đây chính là những lợi thế giúp cánh cửa hợp tác đầu tư giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên ngày càng “rộng mở”.

Không chỉ nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam, mà các doanh nghiệp nhà đầu tư khác khi đến đầu tư tại Lào cũng nhận được nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, xuất khẩu sang Lào. Ngoài ra, theo nghị định sửa đổi về các đặc khu kinh tế và khu kinh tế chuyên biệt (SEZs), Vientiane Saysettha Development Zone, được Chính phủ Lào ban hành mới đây, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được hưởng một loạt các ưu đãi về hoãn thuế.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất sửa đổi 18 nhóm chính sách liên quan đến Luật Đầu tư công

    Đề xuất sửa đổi 18 nhóm chính sách liên quan đến Luật Đầu tư công

    01:14, 23/08/2018

  • Đừng để nhà đầu tư “sợ” chính sách ưu đãi đầu tư

    Đừng để nhà đầu tư “sợ” chính sách ưu đãi đầu tư

    15:51, 19/08/2018

  • Vì sao nhà đầu tư “thờ ơ” với danh mục đầu tư của địa phương?

    Vì sao nhà đầu tư “thờ ơ” với danh mục đầu tư của địa phương?

    05:20, 15/08/2018

  • Nguy cơ từ hợp tác với doanh nghiệp FDI trong đầu tư sản xuất giấy tái chế

    Nguy cơ từ hợp tác với doanh nghiệp FDI trong đầu tư sản xuất giấy tái chế

    05:50, 07/08/2018

  • Ngành công nghiệp sản xuất giấy: Thách thức “nhãn tiền”

    Ngành công nghiệp sản xuất giấy: Thách thức “nhãn tiền”

    06:00, 06/08/2018

Với những chính sách khuyến khích đầu tư cởi mở của Chính phủ Lào, hiện nay, Lào là đích đến số 1 của dòng vốn đầu tư Việt Nam ra thị trường nước ngoài trên tổng số 29 thị trường trong 8 tháng đầu năm 2018.

Cụ thể, theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài, trong 8 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã đầu tư sang 29 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, Lào là đất nước dẫn đầu với 95,19 triệu USD, chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư. Úc xếp thứ 2 với 37,7 triệu USD, chiếm 12% tổng vốn đầu tư. Với 1 dự án có vốn đầu tư Việt Nam là 35,93 triệu USD, Slovakia xếp thứ 3 và chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Campuchia, Cuba, Myanmar...

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 313,48 triệu USD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao thị trường Lào hấp dẫn nhà đầu tư Việt Nam?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO