Vì sao thoát khỏi diện cảnh báo nhưng cổ phiếu IBC vẫn đi ngang?

DƯƠNG THUỲ 28/04/2021 16:10

Dù TTCK đã có bước tăng trưởng với nhiều cổ phiếu đi từ vùng giá đáy và thiết lập đỉnh mới nhưng cổ phiếu IBC-Công ty CP Apax Holding vẫn dẫm chân tại chỗ. Vì sao?

Cổ phiếu IBC vẫn đi ngang quanh vùng giá 24.000 đồng/cp kể từ khi chào sàn

Cổ phiếu IBC vẫn đi ngang quanh vùng giá 24.000 đồng/cp kể từ khi chào sàn

Chào sàn từ năm 2017 với giá giao dịch đầu tiên là 24.000 đồng/cổ phiếu nhưng cho đến nay cổ phiếu này vẫn dậm chân tại chỗ ở vùng giá này với thanh khoản rất nhỏ giọt.

Thống kê tại sàn HOSE trong 10 phiên gần đây cho thấy IBC có khối lượng khớp lệnh từ 56 ngàn-200 ngàn cổ phiếu mỗi phiên, giới đầu tư gọi đây là cổ phiếu chỉ giao dịch làm đẹp cho bộ mặt của Công ty và đằng sau nó là là mục đích gì thì chỉ có ông chủ của doanh nghiệp mới rõ. Đặc biệt 10 phiên giao dịch gần đây nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng cổ phiếu IBC với tổng giá trị giao dịch gần 500 tỷ đồng.

Mới đây, Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset, đại diện nhóm quỹ ngoại Valuesystem công bố thông tin về việc đăng ký thoái vốn của nhóm cổ đông lớn tại IBC. Theo đó, hai quỹ Valuesystem Global Mezzanine Investment - Private Investment Fund và Valuesystem Dae Gwang A Investment-Private Investment Fund đăng ký bán ra tổng cộng hơn 5,1 triệu cổ phiếu IBC, tương đương với 6,3% vốn chủ sở hữu..

Như vậy, nếu tổng nhóm có liên quan đến Mirae Asset đã giảm tỷ lệ sở hữu tại IBC từ 6.3% (hơn 5 triệu cp) xuống còn 0% và không còn là cổ đông lớn của IBC.

Hiện tại, trong cơ cấu cổ đông của IBC, ngoài nhóm Valuesystem hiện chỉ một cổ đông lớn là CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup sở hữu 54,4 triệu cổ phần (tỉ lệ 71,14%) và được đại diện sở hữu bởi ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) - Chủ tịch HĐQT. Tiếp đó, ông Quách Mạnh Hào, Thành viên HĐQT CTCP IBC đã hoàn tất việc bán ra 550.000 cổ phiếu IBC. Sau giao dịch, ông Hào giảm sở hữu tại IBC từ 660.000 cổ phiếu IBC, tỷ lệ 0,8% xuống còn 110.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,135%.

Đầu năm 20121 IBC tiếp tục huy động vốn hàng trăm tỷ đồng qua kênh trái phiếu để xử lý nợ cho Anh ngữ Apax. Theo các chuyên gia, không chỉ riêng IBC mà nhiều doanh nghiệp niêm yết huy động vốn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Mới đây HĐQT IBC vừa thông qua việc sử dụng tối đa 8 triệu cổ phần Công ty CP Anh ngữ Apax làm tài sản đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2020. Theo đó, IBC sẽ phát hành 300 trái phiếu với giá bằng mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương ứng tổng mệnh giá dự kiến cần huy động là 300 tỷ đồng.Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm với lái suất cố định 12,5%/năm, kỳ trả lãi 6 tháng/lần. Được biết, số tiền thu được từ đợt phát hành, IBC sẽ dùng 50 tỷ đồng để tăng quy mô hoạt động bổ sung vốn lưu động, còn lại 250 tỷ đồng để cơ cấu nợ vay CTCP Anh ngữ Apax.

Số trái phiếu này sẽ có tài sản đảm bảo là tối đa 8 triệu cổ phiếu CTCP Anh ngữ Apax thuộc sở hữu của IBC.

IBC tiếp tục huy động trái phiếu để thanh toán nợ vay

IBC tiếp tục huy động trái phiếu để thanh toán nợ vay cho Công ty con

Trước đó, tháng 6/2020, IBC cũng dự kiến phát hành 20 triệu cp cho Công ty mẹ là Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Egroup. Vốn điều lệ dự kiến sau phát hành của IBC sẽ tăng lên gần 1,016 tỷ đồng. Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán này Công ty sẽ sử dụng 10 tỷ đồng cho nguồn vốn lưu động và sử dụng phần còn lại là 370 tỷ đồng để thanh toán gốc vay của Công ty CP  Anh ngữ Apax.

Như vậy, đây không phải là kế hoạch huy động vốn duy nhất của IBC nhằm xử lý khoản nợ vay cho Anh ngữ Apax.

Cho đến thời điểm này IBC chưa công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2021. Được biết năm 2020, tổng doanh thu IBC đạt 1951 tỷ nhưng lợi nhuận sau thuế vẻn vẹn của Công ty mẹ đạt 61 tỷ đồng. Nợ của IBC tăng mạnh lên 2.228 tỷ đồng , trong đó nợ ngắn hạn 1713 tỷ đồng, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu lên tới 1,6 lần. Điều này cho thấy tình trạng tài chính của IBC luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Do vậy, nhà đầu tư nên thận trọng khi mua cổ phiếu IBC. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu IBC đóng cửa phiên ngày 27/4 là 24.000 đồng/cp, thanh khoản nhỏ giọt, trong khi giao dịch của nhà đầu tư ngoại liên tục âm

Kỳ II: Thấy gì từ các đợt phát hành trái phiếu để thanh toán nợ vay ở nhiều doanh nghiệp?

Có thể bạn quan tâm

  • Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 10 năm sắp được đưa vào giao dịch phái sinh

    Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 10 năm sắp được đưa vào giao dịch phái sinh

    04:30, 24/04/2021

  • Phát hành trái phiếu xanh sao cho hiệu quả?

    Phát hành trái phiếu xanh sao cho hiệu quả?

    16:00, 17/04/2021

  • Đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu khi nền kinh tế phục hồi?

    Đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu khi nền kinh tế phục hồi?

    05:30, 28/03/2021

  • Trái phiếu Xuân Thiện quá nóng?

    Trái phiếu Xuân Thiện quá nóng?

    15:07, 19/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao thoát khỏi diện cảnh báo nhưng cổ phiếu IBC vẫn đi ngang?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO