Vì sao xét nghiệm COVID-19 lúc âm tính, khi lại dương tính?

Diendandoanhnghiep.vn Từ việc nhiều bệnh nhân xuất viện rồi lại được xác nhận dương tính với chủng virus SARS-CoV-2 mới tại Trung Quốc làm nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo về quy trình xét nghiệm.

Cần chú ý với các trường hợp bệnh tái nhiếm COVID-19

Cần chú ý với các trường hợp bệnh tái nhiếm COVID-19

Sau khi Bắc Kinh báo cáo về một trường hợp nghi nhiễm viêm phổi do virus SARS-CoV-2 sau nhiều lần xét nghiệm axit nucleic cho kết quả âm tính. Thiên Tân cũng ghi nhận hai trường hợp tái nhập viện do có kết quả dương tính với COVID-19. Tương tự, tỉnh Quảng Đông ngày 25/2 báo cáo, 14% bệnh nhân được xuất viện đã cho kết quả dương tính với COVID-19.

Vào ngày 4/3, ông Đồng Triều Huy, chuyên gia Tổ chỉ đạo trung ương tại Hồ Bắc trả lời phỏng vấn Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho biết, tỷ lệ dương tính sau khi xuất viện đạt khoảng 0,1% trong hơn 80.000 trường hợp nhiễm COVID-19 trên toàn Trung Quốc. 

Nhận định về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho biết, có nhiều yếu tố có thể xảy ra trong quá trình xét nghiệm COVID-19. Trong đó, các thuốc thử phát hiện đang được sử dụng cũng có những hạn chế nhất định và việc âm tính chuyển sang dương tính cũng có thể là một sai sót trong kết quả xét nghiệm.

Bên cạnh đó, việc chỉ lấy mẫu xét nghiệm ở hầu họng sẽ là một thiếu sót. Hầu hết virus không nằm ở hầu họng, mà là ở phổi. Xét nghiệm hầu họng có thể âm tính nhưng hai ngày sau kết quả xét nghiệm từ đường hô hấp dưới - khi ho - lại cho kết quả dương tính. Các bộ xét nghiệm từ các nhà sản xuất khác nhau cũng có sai số với các kết quả cuối cùng.

Ngoài ra, một số bệnh nhân ở Quảng Đông có kết quả tái dương tính với xét nghiệm axit nucleic qua mẫu bệnh phẩm từ đường hậu môn. Điều này đã được Trưởng nhóm chuyên gia cấp cao thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Chung Nam Sơn khẳng định trong cuộc họp báo ngày 27/2.

Do vậy, không có nghĩa là virus SARS-CoV-2 sẽ cho ra kết quả lúc âm tính lúc lại dương tính. Virus có tồn tại trong cơ thể người, nhưng chưa được nhận biết. Việc các kết quả xét nghiệm sau đó lại xuất hiện dương tính là do virus trong phổi chưa được loại bỏ hoàn toàn. 

Chính vì vậy, hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố cho rằng, kết quả xét nghiệm của các mẫu bệnh phẩm từ đường hô hấp dưới (chiết xuất đờm hoặc vòm họng) sẽ chính xác hơn.

Với diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp như hiện nay, các chuyên gia tại Trung Quốc cũng khuyến cáo, các tiêu chuẩn để người nhiễm COVID-19 có thể xuất viện nên bao gồm 2 lần âm tính liên tiếp đối với các xét nghiệm axit nucleic từ các mẫu bệnh phẩm chiết xuất từ đờm và vòm họng. Thời gian lấy mẫu cách nhau ít nhất là 24 giờ.

Để ngăn ngừa truyền nhiễm, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm tái dương tính vẫn nên được cách ly, nhưng điều đó không có nghĩa những bệnh nhân này có khả năng lây nhiễm. Chỉ cần cơ thể sản sinh đủ lượng kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, bệnh nhân sẽ không bị tái nhiễm và khả năng tái phát của bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn là rất thấp.

Có thể thấy, dựa trên nghiên cứu và thống kê số lượng bệnh nhân tại Trung Quốc, bệnh dịch COVID-19 khiến 6% số bệnh nhân nguy kịch và tình trạng sức khỏe người bệnh có thể xấu đi rất nhanh. Do vậy, các bác sĩ và đội ngũ y tế cần chăm sóc đặc biệt đối với các bệnh nhân lớn tuổi và những người có sẵn các bệnh lý nền khác thường. Đây là những đối tượng có nguy cơ rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong hơn những người khác.

Như Giáo sư Lưu Huy Quốc, Chủ nhiệm Khoa Hô Hấp và Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung Vũ Hán nhận định, các bác sĩ không nên do dự khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng nặng về đường hô hấp, bởi người bệnh có thể rất nhanh chóng bị suy nội tạng.

Điều đó có nghĩa rằng các y bác sĩ cần nhanh chóng áp dụng biện pháp thông khí xâm lấn, đưa ống thở vào họng bệnh nhân hoặc thực hiện thủ thuật mở khí quản khi mức oxy trong máu không thể được cải thiện bằng các biện pháp ít xâm lấn hơn.

Đáng chú ý, dường như các quốc gia đang tập trung vào việc chữa khỏi cho người nhiễm COVID-19 mà không chú trọng nhiều đến các bước phục hồi sức khỏe sau thời gian nhiễm bệnh. Trên thực tế, những tổn thương sẽ không phục hồi ngay lập tức mà cần một thời gian để khôi phục.

Do đó, người nhiễm COVID-19 vẫn cần được theo dõi sức khỏe, đặc biệt là vùng phổi để có phương thức phục hồi sức khỏe đúng cách, tránh nhiễm các loại bệnh lý nguy hiểm khác. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao xét nghiệm COVID-19 lúc âm tính, khi lại dương tính? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713540739 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713540739 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10