Việc thực hiện chính sách đối với thanh niên vẫn còn khá chung chung, mang tính khẩu hiệu

Huyền Trang 20/04/2020 19:13

Đây là ý kiến của một số chuyên gia khi góp ý vào Dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).

Dự án Luật Thanh Niên (sửa đổi) đang được mang ra thảo luật tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến đánh giá cao sự phối hợp của cơ quan soạn thảo, thẩm tra dự án Luật vì đã nêu được những vấn đề lớn, còn ý kiến khác nhau đối với thanh niên. 

“Thanh niên là đội ngũ sáng tạo, đi đầu trong các hoạt động của tuổi trẻ nên cần phải tạo hành lang pháp lý để phát huy sức mạnh, vị trí của họ. Vì thế, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức cần phải nêu rõ hơn khi thực hiện chính sách đối với thanh niên”, ông Chiến nhấn mạnh.

Dự án Luật gồm 7 chương, 44 điều gồm những nội dung chính: Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên;

Dự án Luật gồm 7 chương, 44 điều gồm những nội dung chính: Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên;

Đáng chú ý, Dự án Luật Thanh Niên lần này đã dành riêng Chương III để quy định về chính sách của Nhà nước với thanh niên. Tuy nhiên, nhìn nhận vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng, việc thực hiện chính sách đối với thanh niên vẫn còn khá chung chung, mang tính khẩu hiệu; Thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên là sinh viên cần phải có quy định cụ thể hơn.

“Ví dụ thanh niên trong lực lượng vũ trang được hưởng những chính sách gì? Chính sách cho thanh niên là sinh viên cũng chưa có nên cần được nghiên cứu kỹ hơn. Điều 21 nêu vai trò của thanh niên trong xây dựng quốc phòng toàn dân nên được bổ sung rõ hơn vào trong dự án Luật và cần có chính sách cụ thể”, ông Chiến lấy ví dụ.

Theo quan điểm của ông Chiến, chính sách dành cho thanh niên có năng lực, tài năng và thanh xung phong nên được đưa vào dự án Luật một cách cụ thể hơn. Còn chính sách cho thanh niên thuộc nhóm người yếu thế, khuyết tật; thanh niên bị nhiễm HIV cần được đưa vào những luật khác.

Tương tự, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng chính sách cho thanh niên bị nhiễm HIV, thanh niên là người khuyết tật nên được nghiên cứu để đưa vào các luật khác chứ không nhất thiết đưa vào Dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, trong Dự án Luật nên chú trọng ưu tiên thực hiện chính sách cho thanh niên tình nguyện, thanh niên xung phong, thanh niên là đối tượng đặc thù của Luật, chứ không nên mở rộng ra nhiều đối tượng khác.

Giải trình rõ hơn về Dự án Luật Thanh niên (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết: Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ nghiên cứu về chính sách đối với thanh niên có tài năng. Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ cùng với Bộ Tư pháp rà soát các đối tượng được hưởng chính sách; giao cho Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành bổ sung, chỉnh sửa để đưa Dự án Luật ra thảo luận tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật Thanh niên bộc lộ bất cập cần sửa đổi

    21:19, 10/09/2019

  • Chủ tịch Quốc hội đề xuất thành lập Bộ Thanh niên và Thể thao

    13:38, 20/04/2020

Về phần mình, ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho rằng chính sách về thanh niên phải đáp ứng được yêu cầu của thanh niên, tạo điều kiện chung cho thanh niên phát triển và cống hiến nhiều nhất cho sự phát triển của đất nước.

Trên cơ sở đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ cùng với Bộ Nội vụ, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiếp thu và làm rõ hơn những ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện Dự án Luật Thanh niên (sửa đổi) trước khi đưa ra Quốc hội xem xét, thảo luận trong kỳ họp tới.

Dự án Luật gồm 7 chương, 44 điều gồm những nội dung chính: Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; Nguồn lực thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam...

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) (dự thảo Luật). Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - cơ quan chủ trì thẩm tra, Bộ Nội vụ - cơ quan chủ trì soạn thảo, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự án Luật.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việc thực hiện chính sách đối với thanh niên vẫn còn khá chung chung, mang tính khẩu hiệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO