Việt Nam cần tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Với mức thu nhập bình quân đầu người như hiện nay, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp.

>>Kinh tế Việt Nam 2023: Hứng khởi song nhiều thách thức

GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh tại cuộc Toạ đàm chính sách: “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập trung bình cao trước năm 2030” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Fraser Institute (Canada) tổ chức, ngày 1/3.

GS, TS, Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Tuấn Anh

GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Tuấn Anh

Nỗ lực xây dựng thể chế kinh tế thị trường

Cụ thể, theo GS.TS Phạm Hồng Chương, Việt Nam đã liên tục xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật của mình để phù hợp với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Một loạt các bộ luật đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh.

Trong đó phải kể đến là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Cùng với đó, kể từ năm 2014, Chính phủ hàng năm đều ban hành Nghị quyết 19, sau này đổi thành Nghị quyết 02, để đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Những nỗ lực xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong suốt chặng đường vừa qua đã góp phần quan trọng vào việc đưa Việt Nam từ một nước có thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 200 USD vào đầu những năm 1990 tăng lên 3590 USD vào năm 2021 (theo số liệu của Ngân hàng thế giới).

Với mức thu nhập bình quân đầu người như hiện nay, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp.

Bộc lộ một số hạn chế

Tuy nhiên, GS, TS. Phạm Hồng Chương cho rằng, sự vận hành của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay đang bộc lộ một số hạn chế. Đó là, Nhà nước vẫn còn can thiệp nhiều vào cơ chế giá thị trường như giá xăng dầu, giá điện, giá vé máy bay, giá y tế...

Những can thiệp này đã bộc lộ nhiều bất cập trong thời gian vừa qua như thiếu hụt xăng dầu, hãng hàng không quốc gia và tập đoàn điện lực bị thua lỗ nặng nề, các bệnh viện công rơi vào tình trạng thu không đủ chi…

>>FTA thế hệ mới đòi hỏi doanh nhân thế hệ mới

>>Năm 2023 là năm “bản lề” để kinh tế Việt Nam “tăng tốc”

Việt Nam đã liên tục xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật của mình để phù hợp với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Ảnh: Tuấn Anh

Việt Nam đã liên tục xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật của mình để phù hợp với các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Ảnh: Tuấn Anh

Việc bảo vệ quyền sở hữu vẫn chưa được tốt. Đơn cử, đất đai nhiều nơi vẫn bị thu hồi phục vụ mục đích kinh tế của các tập đoàn bất động sản tư nhân; việc bảo vệ nhà đầu tư thiểu số trong doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng đúng mức; chưa xây dựng đc khung thể chế bảo vệ các loại tài sản mới như tiền kỹ thuật số...

Nhiều loại thị trường hiện đại chưa được hình thành hoặc còn hạn chế sự tham gia của người dân, như các thị trường ngoại hối, thị trường vàng phái sinh, thị trường hàng hoá phái sinh... Khu vực DNNN vẫn còn lớn, trong khi tiến độ cổ phần hoá các DNNN trong những năm vừa qua bị chững lại Hệ thống các văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo, khiến cho việc kinh doanh luôn có nguy cơ vi phạm pháp luật.

Bản thân các cán bộ Nhà nước cũng gặp nguy cơ vi phạm pháp luật nếu hiểu sai các quy định, dẫn đến hiện tượng chậm trễ trong việc xử lý các thủ tục hành chính, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trường hợp các doanh nghiệp BĐS gần đây là một ví dụ. Rất nhiều dự án không thể triển khai vì vướng thủ tục pháp lý, bị treo nhiều năm, không được giải quyết.

Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế

“Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình cao và với mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, việc cần phải tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết”, GS.TS Phạm Hồng Chương khẳng định.

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, trong số 101 quốc gia có mức thu nhập trung bình trong thập niên 1960 chỉ có 13 quốc gia trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2008.

Thực tiễn này cho thấy, để biến ước vọng thành hiện thực Việt Nam cần phải tiếp tục con đường đã chứng tỏ mang lại thành công cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua, đó là phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

để biến ước vọng thành hiện thực Việt Nam cần phải tiếp tục con đường đã chứng tỏ mang lại thành công cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua, đó là phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Ảnh: Tuấn Anh

Để biến ước vọng thành hiện thực Việt Nam cần phải tiếp tục con đường đã chứng tỏ mang lại thành công cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua, đó là phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Ảnh: Tuấn Anh

Hiện nay, do hậu quả của những chương trình chi tiêu khổng lồ trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết các nước trên thế giới đều đang phải đối mặt với sức ép lạm phát chưa từng thấy kể từ thập niên 1980 trở lại đây.

Để đối phó với lạm phát, từ FED cho đến Ngân hàng trung ương châu Âu đều phải nâng mạnh lãi suất điều hành, buộc ngân hàng trung ương của các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam phải tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ.

Triển vọng phát triển kinh tế trong giai đoạn tới bị ảnh hưởng. Nhưng kinh nghiệm của Việt Nam từ những lần suy giảm kinh tế trước đây, từ khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 hay đại suy giảm toàn cầu 2008-2009, cho thấy không phải các chương trình kích cầu, đầu tư công mang lại thành tựu phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo, mà chính là cải cách thể chế kinh tế mới là chìa khoá.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đã kiên trì cải cách thể chế kinh tế thị trường theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường hội nhập quốc tế đã mang đến cho Việt Nam một thể trạng kinh tế khoẻ mạnh hơn bao giờ hết, như dự trữ ngoại hối ở mức cao, tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức thấp, đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất, nhập khẩu liên tục năm sau cao hơn năm trước...

“Những bài học quá khứ cho thấy, trong bối cảnh khó khăn hiện nay Việt Nam cần phải tiếp tục tìm ra những điểm nghẽn quan trọng về thể chế kinh tế để tháo gỡ, xem đây là chìa khoá để mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh cần chuẩn bị tốt cho quá trình gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn và bất ổn”, GS.TS Phạm Hồng Chương bày tỏ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam cần tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế kinh tế tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713912331 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713912331 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10