Ngành bán dẫn Việt Nam được hưởng lợi từ sự bùng nổ các thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ và sự lan rộng của các công nghệ mới như AI, 5G hay IoT.
>>>Ngành công nghệ bán dẫn, bài học từ Intel
Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho biết, tổng chi tiêu cho công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2016 – 2024F xu hướng chậm lại với mức 5%, tuy nhiên, xu hướng chi tiêu cho mảng phần mềm và dịch vụ CNTT dự báo vẫn đạt tốc độ tăng nhanh hai chữ số là 10%. Dự kiến năm 2024, chi tiêu cho mảng phần mềm và dịch vụ CNTT lần lượt là 14% và 10% thúc đẩy bởi việc tăng giá và tăng mức sử dụng các dịch vụ Bảo mật thông tin, Cloud.
Trong khi đó, chi tiêu cho chuyển đổi số dự báo tăng trưởng kép 16% giai đoạn 2022 – 2026 (theo IDC) với 70% các doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ. Các công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số: Cloud, Bigdata, AI, Blockchain, IoT dự kiến tăng trưởng mạnh hơn 20%/năm CAGR (2022 – 2026) giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn cầu.
Đánh giá về tiềm năng phát triển công nghệ và chuyển đổi số tai Việt Nam, Agriseco cho rằng, tiềm năng phát triển chuyển đổi số tại Việt Nam vẫn lớn. Theo đó, Việt Nam tiếp tục duy trì thế mạnh về cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ sử dụng Internet cao; tăng trưởng kinh tế ổn định; sự hỗ trợ của Chính phủ trong phát triển kinh tế số.
Xu hướng chuyển đổi số tăng mạnh khi Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào chuyển đổi số. Tốc độ tăng trưởng chuyển đổi số tại Việt Nam 2023 tăng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm gần đây với tốc độ 20-40%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Kinh tế số đã đóng góp khoảng hơn 16% vào GDP 2023 với 55/63 địa phương đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số. Làn sóng chuyển đổi số đã lan rộng trên tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cụ thể, chỉ số chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam cũng gia tăng hơn 50% từ mức 0,48 lên 0,75 năm 2023. Chính phủ cũng dành 10.000 tỷ đồng trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội cho phát triển hạ tầng số.
Agriseco cũng cho rằng, hoạt động viễn thông tăng trưởng nhờ đẩy mạnh data center và mạng 5g. Theo đơn vị này, data center dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh ước tăng trưởng kép 11%/năm CAGR giai đoạn 2022 – 2028 (theo Research & Markets). Tốc độ tăng cao nhờ: Thứ nhất, nhu cầu về lưu lượng dữ liệu tại Việt Nam tăng mạnh trong bối cảnh các nền tảng công nghệ phát triển (4G, 5G, AI, IoT, Bigdata);
Thứ hai, các chính sách của Chính phủ giúp đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng data center (NQ 175/NQ-CP phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; Quyết định số 36 về Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 – 2030; Luật An ninh mạng thông qua;
Thứ ba, nguồn cung data center quy mô lớn sẽ tiếp tục gia tăng để đáp ứng nhu cầu (dự kiến khoảng 8 dự án mới hoàn thành giai đoạn 2023 -2025 tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng Bình Dương). Kỳ vọng doanh thu các công ty viễn thông đang mở rộng quy mô data center sẽ tăng trưởng khoảng 11-15%/năm trong.
“Hệ thống mạng 5G kỳ vọng sẽ được triển khai phát triển sau khi hoàn thành đấu giá băng tần trong quý I/2024, điều này giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo đó, chúng tôi dự báo các doanh nghiệp viễn thông và xây lắp hạ tầng 5G sẽ được hưởng lợi tích cực trong tương lai nhờ tỷ lệ và số lượng thuê bảo sử dụng internet gia tăng. Tuy nhiên, lưu ý việc triển khai có thể sẽ chậm so với kế hoạch”, Agriseco nhận định.
Đồng thời, Công ty Chứng khoán này cũng nhận định, Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành chất bán dẫn trong dài hạn. Theo đó, Công nghệ bán dẫn là nền tảng của thế giới hiện đại, huyết mạch của kinh tế số, quy mô thị trường bán dẫn toàn cầu đạt 745,5 tỷ USD năm 2024 và đạt 2033,5 tỷ USD vào năm 2033, tăng trưởng CAGR 12%/năm. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng lớn của ngành trong tương lai.
Ngành bán dẫn hưởng lợi từ sự bùng nổ các thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ và sự lan rộng của các công nghệ mới như AI, 5G hay IoT. Tuy nhiên, thách thức từ sự chậm trễ kinh tế toàn cầu và nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.
Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển ngành bán dẫn nhờ: Vị trí địa chính trị, kinh tế quan trọng; Nguồn nhân lực trẻ dồi dào và trình độ cao (Đề án Phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn tại Việt Nam đến năm 2030 với mục đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn); Lợi thế từ nguồn đất hiếm có trữ lượng đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc (theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ); Việt Nam là tiếp tục được kỳ vọng thu hút nguồn vốn FDI chất lượng; Chính phủ hỗ trợ để thúc đẩy sự phát triển của ngành.
“Hiện nay, lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam đã và đang thu hút các tập đoàn hàng đầu thế giới như Nvidia, Intel, Samsung tăng cường đầu tư. Theo đó, các công ty hoạt động trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn (cung cấp nhân lực, thiết kế, sản xuất, lắp ráp) kỳ vọng sẽ được hưởng lợi trực tiếp”, Agriseco nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Ngành công nghệ bán dẫn, bài học từ Intel
04:50, 10/12/2023
Hải Phòng: Thúc đẩy hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực chuyển đổi số, công nghệ bán dẫn
07:10, 27/10/2023
"Lỗ hổng" của Mỹ giúp Trung Quốc đột phá công nghệ bán dẫn
04:30, 08/10/2023
Dấu chấm hết của một kỷ nguyên dẫn đầu về công nghệ bán dẫn của Mỹ !
10:37, 29/07/2020