Thông tin trên được PGS,TS Phạm Xuân Mai, giảng viên ĐH Bách khoa –TP.Hồ Chí Minh cho biết tại cuộc hội thảo do Đại học Nam Cần Thơ tổ chức sáng nay 9/1.
Theo PGS.TS Mai: Công nghiệp ô tô Việt Nam đang phát triển nhưng còn rất chậm. Công nghiệp ô tô Việt Nam kể từ năm 1991 đến nay tuy đã có bề dày gần 30 năm, nhưng vẫn chưa tự chủ và đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngành này mỗi năm đóng góp trung bình khoang 3% vào GDP, trong khi tỷ lệ đóng góp tại khu vực ASEAN là 10%. Doanh số của ngành đạt gần 400.000 xe/năm nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô sản xuất và nhu cầu thị trường, Công nghiệp ôtô Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng l6 xe/1.000 dân, trong khi tỷ lệ này ở các nước ASEAN là 80-344 xe/1.000 dân.
Trong số 20 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô của Việt Nam hiện nay, chỉ có 3 doanh nghiệp có thị phần lớn là công ty cỗ phần ô tô Trường Hải (Thaco), tiếp đến là Toyota Việt Nam và sau đó là ô tô Thành Công. Ngoài ra còn có Vinfast của Tập đoàn Vingroup là một công ty sản xuất ô tô quy mô lớn đang bắt đầu phát triển ở thị trường ô tô Việt Nam, còn các doanh nghiệp khác có quy mô vừa, nhỏ và rất nhỏ. Các doanh nghiệp FDI đa số chỉ đầu tư cho lắp ráp, không tập trung vào nội địa hóa vì đã có sẵn các cơ sở sản xuất ở ASEAN.
Dù ra đời 30 năm nhưng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn đi sau các nước trong khu vực khoảng 30 năm. Thái Lan, Indonesia, Malaysia phát triển công nghiệp ô tô từ năm 1960 trong khi Việt Nam tử năm 1991, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triên công nghiệp ô tô giai đoạn 1991-2001 và sau đó lại rơi vào những bất cập trong chiến lược giai đoạn 2001 đến 2010, từ đó khoảng cách với các nước ASEAN ngày cảng xa.
Với hơn 100 triệu dân hiện nay, trong đó 67% trong độ tuổi lao động (dân số vàng), Việt Nam có một thị trường ô tô đầy tiềm năng. Nhu cầu đi lại, vận chuyền hàng hóa đường bộ tăng trưởng trên 10%/năm, với vận chuyên hành khách chiếm 91,4% và hàng hóa 70,6%.
"Trong 5 nhóm thị trường ô tô của thế giới, Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có tỷ lệ tăng trương thị trường cao phụ thuộc vào sức mua lớn và mật độ xe thấp khi GDP bình quân đã lên đến gần 3000 USD. Tăng trưởng thị trường ô tô hàng năm gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, theo TS Mai: công nghiệp ô tô Việt Nam dù còn nhiều dư địa phát triển nhưng hiện nay đứng trước khó khăn cơ bản: Thị trường tuy có nhiều tiểm năng nhưng khá nhỏ do chưa được kích cầu đúng đắn với chính sách hợp lý, cơ sở hạ tầng yếu; giá xe của Việt Nam cao hơn so với các nước trên thế giới, chủ yếu do thuế và phí quá cao, do vậy, gặp khó khăn khi cạnh tranh với xe nhập khẩu; áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực ngày càng lớn kế từ sau năm 2018, khi xóa bỏ hàng rào thuế quan trong ASEAN; công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhụ cầu sản xuất ô tô và tuy được hỗ trợ nhưng chính sách yếu nên hiệu quả rất thấp; chính sách phát triển công nghiệp ô tô thiếu đồng bộ lại ngắn hạn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong việc lập kế hoạch sản xuất dài hạn.
Từ thực tế đó, PGS.TS Mai đề xuất cần có chính sách chiều sâu không theo kiểu cảo bằng; cần ràng buộc rõ trách nhiệm đoanh nghiệp về tỷ lệ nội địa hóa, không quá phụ thuộc vào doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp FDI.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu do GS.TSKH Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT làm trưởng nhóm cho biết: trong thập kỷ tới ô tô điện sẽ lên ngôi, bởi theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA): các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch đã đạt đỉnh điểm trong năm 2020 và sau đó giảm dần, phương tiện chạy bằng điện sẽ thay thế và thống trị vào năm 2050.
“Việc áp dụng xe điện ở nước ta có nhiều thuận lợi. Điều kiện khí hậu nước ta rất thuận tiện cho công nghệ nạp điện nhanh cho xe. Đó cũng là một yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của xe điện. Mặt khác trong tương lai phần lớn điện năng của nước ta sẽ được sản xuất bằng năng lượng tái tạo. Các hộ dân cũng có thể sản xuất điện mặt trời để nạp điện cho accu hay sản xuất hydrogen cung cắp cho ô tô. Accu đã qua sử dụng trên ô tô có thể được sử đụng làm nguồn lưu trữ năng lượng của các nhà máy điện gió, điện mặt trời trong nước để giảm giá thành đầu tư các nhà máy điện. Sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành giao thông vận tái và ngành sản xuất năng lượng sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng thực hiện được các mục tiêu của nền kinh tế carbon thấp, đảm bảo phát triển bên vững”, nhóm nghiên cứu đề xuất.
TS Nguyễn Văn Quang, Quyền hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ cho biết: hiện nay quy mô của nền kinh tế, thu nhập của người dân đã tăng cao, nhu cầu sử dụng xe ô tô làm phương tiện đi lại rất lớn nhưng tỷ lệ xe ô tô/đầu người còn thấp, đây là một cơ hội cho ngành ô tô Việt Nam. Nhằm góp phần đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp này, ngay từ khi thành lập, ĐH Nam Cần Thơ đã thành lập khoa cơ khí động lực. Tháng 8/2020 ĐH Nam Cần Thơ đã cho ra mắt những chiếc xe điện đầu tiên và Showroom ô tô bên cạnh kinh doanh còn là nơi thực hành cho sinh viên.
“Việc phối hợp với các Viện, trường, công ty doanh nghiệp tổ chức hội thảo khoa học “công nghê mới trên các dòng ô tô hiện đại” hôm nay là nhằm tăng cường kiến thức, động lực học tập cho sinh viên khoa cơ khí động lực, đặc biệt là sinh viên năm cuối trong việc tham gia thực tập, thực tế. Bên cạnh đó, hội thảo còn là dịp gặp gỡ giữa các nhà nghiên cứu, học thuật, các nhà đầu tư, doanh nghiệp…để chia sẻ kinh nghiệm. ý tưởng về công nghệ ô tô trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,” TS Quang chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm