Việt Nam có vuột mất “miếng bánh Apple”?

Việt Nga 29/12/2018 11:00

Việt Nam và Ấn Độ là hai nước có lợi thế trong việc đầu tư phát triển công nghệ cao, tuy nhiên Việt Nam đã tuột mất gói đầu tư xây dựng nhà máy Foxconn vào tay Ấn Độ.

Cuối cùng, sau một thời gian lưỡng lự, Apple đã quyết định sản xuất iPhone tại thị trường 1,3 tỷ dân Ấn Độ vào năm 2019. Tất nhiên, vẫn như thông lệ, Apple sẽ không tự sản xuất iPhone, mà hợp tác Foxconn để sản xuất iPhone tại quốc gia Nam Á này.

Apple “chốt” Ấn Độ, “ngó lơ” Việt Nam

Theo hãng tin Reuters, những mẫu máy đắt nhất hiện nay như iPhone XS Max, XS đều được gia công tại một nhà máy của Foxconn tại thị trấn Sriperumbudur (Ấn Độ). Nhà máy này sẽ được đầu tư thêm 356 triệu USD để mở rộng, trong đó có đầu tư cho sản xuất iPhone. Việc này giúp tạo ra hơn 25.000 việc làm cho người dân.

pple quyết định sản xuất iPhone tại thị trường Ấn Độ để nhắm vào thị trường 1,3 tỷ dân của nước này.

Apple quyết định sản xuất iPhone tại thị trường Ấn Độ để nhắm vào thị trường 1,3 tỷ dân của nước này.

Một nguồn tin khác cũng cho biết động thái này của Foxconn nhằm hạn chế sự ảnh hưởng do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, đặc biệt là sau vụ Canada bắt giữ Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu của Tập đoàn Huawei theo yêu cầu của Mỹ. Tờ Hindu đưa tin, nhà máy Foxconn đã lên kế hoạch sản xuất một số mẫu iPhone khác nhau từ ngày 24/12. Hiện tại, cả Apple và Foxconn đều từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên.

Có thể bạn quan tâm

  • Apple mất thị trường đông dân nhất thế giới?

    Apple mất thị trường đông dân nhất thế giới?

    05:00, 11/12/2018

  • Apple

    Apple "vỡ mộng" với iPhone XR

    04:30, 07/11/2018

  • iPhone không còn là “con gà đẻ trứng vàng” cho Apple

    iPhone không còn là “con gà đẻ trứng vàng” cho Apple

    07:45, 04/11/2018

  • Apple kêu gọi Mỹ ban hành luật quyền riêng tư liên bang

    Apple kêu gọi Mỹ ban hành luật quyền riêng tư liên bang

    04:02, 26/10/2018

Dễ hiểu vì sao Apple đã quyết định lựa chọn Ấn Độ, bất chấp “lời đe dọa” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với các công ty "dám" mang việc làm ra khỏi nước Mỹ.

Theo dự báo, thị trường Ấn Độ sẽ tiêu thụ tới 750 triệu smartphone vào năm 2020, là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hiển nhiên, đây là lý do khiến Apple không thể bỏ lỡ “miếng bánh màu mỡ” Ấn Độ.

Chưa kể, thông tin cho biết, trước khi có những quyết định chính thức, Apple đã đưa ra một danh sách dài các yêu cầu đối với Chính phủ Ấn Độ, trong đó bao gồm việc miễn thuế 15 năm đối với linh kiện và thiết bị mà hãng nhập khẩu vào nước này.

Chưa biết bao nhiêu yêu cầu này được Chính phủ Ấn Độ chấp thuận, song chắc chắn đã có những ưu đãi lớn cho “trái táo khuyết”. Không phải ngẫu nhiên mà Giám đốc Điều hành của Apple, Tim Cook đã nói rằng, Ấn Độ chính là “nơi để đến”.

Việc Apple quyết định sản xuất iPhone tại Ấn Độ được dư luận xem là một thắng lợi lớn đối với chính sách “Made in India” của Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi. Chính sách này bắt đầu được thực hiện từ tháng 9/2014, với mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước để biến Ấn Độ trở thành trung tâm chế tạo của thế giới.

Quả thật, sau sáng kiến “Make in India”, cũng như các sáng kiến “Skill India”, “Digital India”, Ấn Độ đã vươn lên lọt vào top 10 nước thu hút đầu tư lớn nhất thế giới ngay trong năm 2014, với 34 tỷ USD, tăng 22% so với 28 tỷ USD của năm 2013, chiếm 83,5% tổng vốn đầu tư vào khu vực Nam Á (41,2 tỷ USD). Con số đã tăng lên 44,2 tỷ USD trong năm tài khóa 2014 - 2015 và đạt mức kỷ lục 55,4 tỷ USD trong năm 2016 – 2017.

Việt Nam nên dè chừng?

Dù cũng đã thu hút được gần 36 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2018, nhưng rõ ràng, Việt Nam còn thua Ấn Độ khá xa. Theo GS-TSKH. Nguyễn Mại - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư -  Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Ấn Độ đang trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo ông Mại, “sở dĩ Ấn Độ có sức hấp dẫn như vậy là vì quốc gia này áp dụng cơ chế 2 cấp ưu đãi, trung ương và tiểu bang. Ấn Độ có lợi thế về những ngành thâm dụng lao động vì mức lương nhân công tại Ấn Độ chỉ bằng 1/2 lương tại Việt Nam. Còn những ngành công nghệ cao, Ấn Độ có lợi thế nổi trội hơn hẳn, được mệnh danh là ‘thung lũng Silicon’ của khu vực châu Á”.

Việc tăng trưởng GDP của Ấn Độ ở mức trên 7% trong năm qua, cộng thêm các chính sách cởi mở của Chính phủ Ấn Độ, thị trường này đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, Việt Nam phải theo dõi các động thái từ thị trường này để có cách tiếp cận mới trong thu hút đầu tư nước ngoài, nếu không sẽ không thể cạnh tranh được với Ấn Độ.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Nói về việc này, ông Nguyễn Việt Phong - Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và vốn đầu tư cho rằng: "Việc vốn giải ngân tăng cao, nhưng vốn đăng ký lại tăng thấp cho thấy Chính phủ đã kiên định mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, ưu tiên thu hút dự án FDI trong những ngành công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, không thu hút FDI bằng mọi giá như trước đây. Do vậy vốn đăng ký giảm, tuy nhiên chất lượng đưa vốn có tăng thêm”.

Đánh giá về tầm quan trọng và hiệu quả của doanh nghiệp FDI, ông Nguyễn Việt Phong cho hay, hiện nay 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông...

Và, dù nhà máy tiếp theo của Apple được đặt tại đâu, Việt Nam vẫn đang và sẽ phải giải quyết bằng được những vấn đề căn nguyên của mình, là tham gia sâu vào chuỗi giá trị khổng lồ của Tập đoàn này. Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: "đây mới là vấn đề quan trọng hơn".

Apple chọn Ấn Độ cho thấy, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm, nhiều năm nay Samsung luôn là một dẫn chứng xác đáng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam có vuột mất “miếng bánh Apple”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO