Tết đến - Xuân về, giữa cái giá lạnh buốt lòng, bao nhiêu khó khăn mà người dân Việt Nam phải gắng chịu vẫn có “lửa ấm” trong lòng.
Từ ngàn xưa, mỗi độ xuân về là người dân đất Việt bận chăm bề, lo đủ thứ bởi 3 ngày Tết là cực kỳ quan trọng theo lễ giáo cổ truyền, có đói ăn, thiếu mặc cả năm nhưng quyết không để 3 ngày Tết thua bạn kém bè, không để đói, lạnh trong gia đình của mình. Năm nay chính sách đã thay đổi, nhà nước cho bắn lại pháo hoa trong ngày lễ tết, hoa nở ngoài trời, hoa nở trong nhà ngoài ngõ, ngày xuân của lòng người, xuân của vạn vật cỏ cây, ngày xuân của đất trời hân hoan đón chào năm mới.
Khơi dòng kiều hối...
Nhìn lại 30 năm đổi mới, 30 năm không ngắn nhưng cũng cho ta cảm nhận được sự phát triển, thăng hoa không ngừng nghỉ của dân tộc Việt Nam, từ nghèo khó vào bậc nhất thế giới với thu nhập chưa tới 200USD/người/năm thiếu đói đủ điều từ cái ăn, cái mặc cho đền điều kiện sinh hoạt kham khổ tận cùng so với đa số quốc gia trên thế giới.
Hôm nay, cả nước đã sang trang mới, đã đủ đầy về lương thực, thực phẩm, đã có xe hơi nhà lầu từ vùng sâu, vùng xa, cho đến phố thị… khi chính sách mở cửa, các dòng vốn từ nước ngoài dịch chuyển vào Việt Nam ngày càng nhiều, các tập đoàn, công ty trong nước được mở rộng làm ăn, buôn bán xuyên quốc gia.
Người viết muốn nói đến khía cạnh quan trọng khác mà lâu nay chính quyền và báo chí, truyền thông có nói đến nhưng chưa đủ tầm, chưa đủ độ để dẫn dắt nó trở thành điểm tựa, lực đẩy quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Nếu đem so sánh Kiều hối và dòng vốn đầu tư FDI thì là khập khễnh, nhưng chúng ta làm bài toán đơn giản: 30 năm có dòng vốn FDI vào Việt Nam đến nay cũng chỉ giải ngân thực tế được 195 tỷ đô la Mỹ.
Sau 30 năm có dòng kiều hối và đầu tư của Việt kiều cũng đạt hơn 194,7 tỷ USD nhưng nguồn vốn FDI luôn được đánh giá cao hơn, ưu ái hơn, tiền này vẫn là tiền của chủ đầu tư nước ngoài không phải tiền của người Việt Nam.
Còn tiền kiều hối và tiền đầu tư của bà con Việt kiều là của người Việt, đầu tư trên đất Việt. Đây là tiền tươi, thóc thật, mang giá trị gia tăng thật, cho nền kinh tế lan toả và bao phủ trên toàn lãnh thổ.
Kiều hối của người Việt xa xứ chuyển vào Việt Nam đã có từ nhiều năm trước. Ta lấy mốc năm 1990 đến năm 2019, sau 30 năm dòng kiều hối chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới đạt ngưỡng 175 tỷ đô la Mỹ, đầu tư chính thức của các doanh nhân, doanh nghiệp Việt kiều đạt hơn 4 tỷ đô la Mỹ với gần 3000 doanh nghiệp. Ngân hàng Thế giới ước tính năm 2020 có giảm đi nhưng vẫn đạt 15,7 tỷ đô la Mỹ. Họ đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đa dạng về chuỗi cung ứng giá trị cho thị trường nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài. Thế mạnh của họ là hiểu biết về quê hương Việt Nam và đất nước sở tại mà họ đang sinh sống. Khi họ thành công tại Việt Nam sẽ tác động tích cực đến những nhà đầu tư ngoại quốc và những tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Khi Việt Nam có chính sách xuất khẩu lao động trong nước ra nước ngoài, từ lao động phổ thông cho đến lao động có trình độ tay nghề cao, chúng ta nhận thấy 63 tỉnh thành của Việt Nam đâu đâu cũng có người đi xuất khẩu lao động, có khi cả thôn, cả xã và thậm chí cả huyện người dân trong độ tuổi lao động cũng mong muốn được đi lao động ở nước ngoài.
Người xuất khẩu lao động đã tằn tiện hết mức có thể để gửi tiền về nhà, về quê hương. Họ làm thêm giờ, sống chung 4-5 người trong căn phòng nhỏ hẹp để tiết kiệm tiền, hạn chế chí phí tối đa cho bản thân. Họ hiểu thời gian lao động và cơ hội kiếm tiền không quá 5 năm vì hạn chế bởi visa lao động. Họ hiểu được cơ cực làm việc nơi xứ người, không biết tiếng, không nghe được… nhưng vì mưu sinh vì, gia đình vì cần tiền.
Kết tinh tình yêu
Góc nhìn của tôi về họ cũng chính là họ yêu nước, yêu dân tộc mình. Từ những đồng tiền ấy họ gửi về cho thân nhân, những người thân của họ mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng nhà cửa, làm lại đường làng, đường xóm.
Ai đó về qua, dừng lại và lưu trú những thôn, xã, huyện có nhiều Việt kiều, có nhiều người đi lao động nước ngoài, chắc chắn nơi đó còn đẹp hơn phố thị của nhiều tỉnh thành do chính quyền đầu tư bằng tiền ngân sách, nơi đó cuộc sống của người dân còn hơn cả mức sống của nông thôn mới mà các cấp chính quyền đang phát động.
Ngoài ra dòng tiền kiều hối còn có tác dụng đến chính sách tiền tệ quốc gia, đây là dòng chảy cực kỳ quan trọng cho việc cân bằng dự trữ ngoại hối, giúp Chính phủ Việt Nam điều chỉnh được cán cân thanh toán quốc tế và nguồn tiền này được ví như lãi ròng của Việt Nam. Việt Nam sau khi có Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã huy động được lượng kiều hối từ Việt kiều chảy về khá dồi dào.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank): năm 2015- 2019, lượng kiều hối đổ về Việt Nam lên đến mức kỷ lục, đưa Việt Nam xếp hàng thứ 10 trong danh sách những quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới, trong đó có đóng góp của doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Ngày xuân đang gõ cửa mỗi gia đình! Ai cũng mong gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc và trên tay có phong bao mầu đỏ tiền lì xì lấy may mắn của đầu năm mới, kế hoạch của cột trụ trong gia đình mong muốn năm nay mình sẽ đầu tư, xây dựng, mua sắm thêm gì nếu như có tiền của người thân từ nước ngoài gửi về…
Ngày xuân, lòng người thêm xuân khi chúng ta có thật nhiều tiền. Muốn đạt được mục đích này, Chính phủ và nhà nước cần có những chính sách thuận lợi hơn cho người xuất khẩu lao động, có kênh hỗ trợ cho người lao động gửi tiền về Việt Nam với tiêu chí nhanh nhất, an toàn nhất và lệ phí bằng không sẽ là tốt nhất cho bà con Việt kiều và dòng kiều hối chảy về TỔ QUỐC.
Xuân năm 2021
Có thể bạn quan tâm
COVID-19 hình thành ba xu hướng chính trong quản lý nguồn nhân lực
04:00, 28/01/2021
Đổi mới sáng tạo để giải bài toán năng suất: Nâng “chất” nguồn nhân lực
11:00, 22/01/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin
19:00, 08/01/2021
Kiều hối 2021: Quan ngại hay lạc quan?
06:00, 19/01/2021
Nhận ngay kiều hối – Kết nối tình thân
13:26, 16/12/2020
Cơ hội trúng hàng nghìn quà tặng khi nhận kiều hối tại Vietcombank
02:07, 18/11/2020
COVID-19 tác động tới dòng chảy kiều hối ra sao?
11:00, 27/10/2020