"Việt Nam không thể lấy tỷ giá làm công cụ thúc đẩy xuất khẩu"

Diendandoanhnghiep.vn Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại cuộc họp báo tổ chức ngày 1/10, thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng trong quý III/2019.

Ông Đào Minh Tú-Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại cuộc họp báo

Ông Đào Minh Tú-Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại cuộc họp báo

Đến ngày 24/9/2019, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 8,58% so với cuối năm 2018. Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá tương đối ổn định, diễn biến linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của điều kiện thị trường, thanh khoản được đảm bảo. 

Ông Đào Minh Tú- Phó Thống đốc NHNN cho biết: “Trong phiên họp vừa qua của Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, các thành viên đều đi đến thống nhất cao là chính sách điều hành tỷ giá vừa qua hết sức hợp lý. Các nước có phá giá, tăng giá; còn với Việt Nam, việc phá giá hay tăng giá tiền đồng phải được tính toán dựa trên tổng thể của nền kinh tế như xuất nhập khẩu, nợ nước ngoài, cán cân thanh toán… Việt Nam phải điều hành chính sách tỷ giá sao cho hợp lý và có lợi ích tốt nhất với quốc gia, tạo tâm lý ổn định cho thị trường”.

Cũng theo Phó Thống đốc NHNN, có một vài quan điểm nói rằng tỷ giá phải phá giá hơn nữa để tạo điều kiện cho xuất khẩu, bởi vì xuất khẩu vừa qua có phần chững lại so với năm ngoái. Tuy nhiên, Việt Nam không thể lấy tỷ giá làm công cụ thúc đẩy xuất khẩu. Bởi vì nhập khẩu của Việt Nam rất lớn, nên không thể nghĩ đơn giản một chiều là giảm bớt giá trị tiền đồng để tạo điều kiện cho xuất khẩu.

Về giảm lãi suất điều hành vừa qua, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, động thái này nhằm đưa ra thông điệp nền kinh tế đang ổn định, tiếp tục tăng cường đẩy mạnh đầu tư, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là những tháng cuối năm. Với việc giảm lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào đó để điều chỉnh lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc NHNN cũng thừa nhận, lãi suất hiện nay là một trong những bài toán khó nhất trong điều hành chính sách tiền tệ, phải làm sao để có thể hài hòa giữa lợi ích của người vay và người gửi tiền, hài hòa được lạm phát và đảm bảo lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.

Theo báo cáo của NHNN, đến ngày 24/9/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 8,64% so với cuối năm 2018. Tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát.

Cũng theo NHNN, công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng cũng tiếp tục được triển khai. Cho đến nay, việc triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã đạt được một số kết quả tích cực, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 6/2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 224,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 6/2019 là 1,9%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Việt Nam không thể lấy tỷ giá làm công cụ thúc đẩy xuất khẩu" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714049349 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714049349 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10