Việt Nam “làm nóng” cuộc đua chip với FPT Semiconductor?

Diendandoanhnghiep.vn Việc FPT Semiconductor bước chân vào sản xuất chip với những thành công đầu tiên, có thể sẽ là một chỉ dấu quan trọng cho Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của lĩnh vực chất bán dẫn đang bùng nổ?

>>>Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam: Phía trước là bầu trời?

Những khởi đầu tích cực

Mới đây, FPT Software thông báo đã thành lập công ty con mới là FPT Semiconductor đánh dấu sự gia nhập của công ty vào ngành công nghiệp bán dẫn đang bùng nổ. Theo đó, công ty đặt mục tiêu thâm nhập thị trường chip Châu Á - Thái Bình Dương với kế hoạch cung cấp 25 triệu chip trên toàn cầu vào năm 2023.

FPT Semiconductor, công ty con của FPT Software đang có những bước chân đầu tiên vào nghành công nghiệp chip.

FPT Semiconductor, công ty con của FPT Software đang có những bước chân đầu tiên vào nghành công nghiệp chip.

Trên thực tế, FPT Semiconductor đã phát hành vi mạch tích hợp (IC) đầu tiên được thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2022. Theo FPT, những IC này sẽ được sử dụng trong các thiết bị Internet of Things (IoT). Đến năm 2023, FPT Semiconductor có kế hoạch cung cấp 25 triệu chip trên toàn cầu để đáp ứng các nhu cầu đa dạng về viễn thông, IoT, công nghệ ô tô, năng lượng, điện tử và các lĩnh vực khác.

Ông Nguyễn Vinh Quang, người sáng lập kiêm Tổng Giám đốc FPT Semiconductor cho biết, công ty mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển nhanh tại Việt Nam và Châu Á trên quy mô rộng hơn. 

“FPT Semiconductor mong muốn trở thành nhà cung cấp chip được các doanh nghiệp tại Việt Nam và xa hơn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu lựa chọn”, Tổng Giám đốc FPT Semiconductor chia sẻ.

>>>Samsung khởi đầu mảng kinh doanh mới tại Việt Nam

>>>Toan tính của Synopsys

Điểm đến lý tưởng?

Theo nghiên cứu thị trường do Technavio, công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ hàng đầu thế giới công bố, thị trường bán dẫn tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức 1,65 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 6,52% trong giai đoạn 2021-2025.

thị trường bán dẫn tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức 1,65 tỷ USD

Thị trường bán dẫn tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức 1,65 tỷ USD cho đến năm 2025.

Thực tế trong hơn 10 năm qua, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực vi điện tử như Tập đoàn Intel, Jabil, Sonion, Datalogic, GES… tại Khu Công nghệ cao TP.HCM.

Với trường hợp của “gã khổng lồ” Intel là một trong những chỉ dấu quan trọng nhất cho thấy Việt Nam đang là điểm đến hứa hẹn trong lĩnh vực chất bán dẫn. Năm 2006, Intel đã đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm và lắp ráp chip hiện đại nhất tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 2020, Intel Products Việt Nam đã mang đến hơn 2 tỷ sản phẩm cho khách hàng trên khắp thế giới. Tiếp đó, đến tháng 1 năm 2021, tập đoàn này đầu tư thêm 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam cho giai đoạn 1 của nhà máy lắp ráp và thử nghiệm phòng sạch (ATM) lớn nhất trong hệ thống Intel toàn cầu.

Bên cạnh Intel, các tập đoàn như Microchip, Renesas, Applied Micro (AMCC), Marvell, Arrive Technologies, eSilicon, Sigma Designs, Uniquify… cũng đang hoạt động tại Việt Nam và chuyên gia công, thiết kế phần mềm bán dẫn. Ngoài ra, các nhà sản xuất chip khác, bao gồm Qualcomm, Texas Instruments, SK Hynix và NXP Semiconductors cũng đã xây dựng các trung tâm nghiên cứu và nhà máy tại Việt Nam. Đầu năm nay, Hayward Quartz Technology, một nhà cung cấp OEM lớn, đã được bảo đảm phê duyệt để xây dựng một nhà máy trị giá 110 triệu USD tại Việt Nam.

Mới đây nhất, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, Samsung, sẽ bắt đầu sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2023. “Gã khổng lồ” Hàn Quốc đang thử nghiệm các sản phẩm mảng lưới bóng và có ý định sản xuất hàng loạt tại nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam ở tỉnh Thái Nguyên. Đầu năm nay, Samsung đã rót thêm 920 triệu USD vào nhà máy linh kiện điện tử của mình ở Thái Nguyên.

Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam ở tỉnh Thái Nguyên.

Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam ở tỉnh Thái Nguyên.

Có thể thấy, ngày càng có nhiều tập đoàn lớn chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc hoặc Malaysia sang Việt Nam do vị trí chiến lược, lợi thế về vận chuyển, lao động cạnh tranh và chi phí sản xuất. Đặc biệt gần đây nhất là do các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặt hái được nhiều lợi ích theo Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam là một trong những nước có số lượng FTA nhiều nhất trên thế giới và nhiều nhất trong khu vực với 13 FTA trong khi Singapore có 6 FTA và Malaysia chỉ có 7.

Gần đây và đáng chú ý nhất là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và CPTPP tạo điều kiện tiếp cận thị trường và đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam. Ví dụ, theo biểu thuế của Hiệp định, lãi suất cơ bản là 0% đối với hầu hết các sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn. Dựa trên tất cả các dữ kiện nêu trên, rõ ràng Việt Nam là một điểm đến lý tưởng để tiến hành sản xuất chất bán dẫn.

Có thể nói, trước khi có sự ra đời của FPT Semiconductor, Việt Nam vẫn chưa có một nhà máy sản xuất vi mạch (chip điện tử) thực sự. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới chỉ thực hiện công đoạn gia công và thiết kế (outsourcing) vi mạch hoặc lắp ráp - kiểm tra (back-end).  

Việc FPT Semiconductor phát hành vi mạch tích hợp (IC) đầu tiên được thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Hàn Quốc đang là một câu chuyện ngược dòng thú vị của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc Việt Nam phải tìm cách gia tăng chuỗi cung ứng, leo lên bậc thang mới trong chuỗi giá trị toàn cầu. Với một FPT Semiconductor, câu chuyện tự chủ sản xuất và chen chân vào chuỗi giá trị đang nóng bỏng như chất bán dẫn có lẽ vẫn còn là một câu chuyện xa vời. Nhưng, dẫu sao đó cũng là một khởi đầu đáng kỳ vọng.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam “làm nóng” cuộc đua chip với FPT Semiconductor? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711634322 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711634322 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10