Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu gần 25.300 tấn thịt lợn các loại, tăng 205% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, thịt lợn của việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Canada, Đức, Ba Lan, Barazil và Mỹ. Ngoài ra, lượng nhập khẩu các loại thịt trâu, bò, gia cầm cũng tăng mạnh. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, cả nước đã nhập hơn 14.160 tấn thịt bò (tăng 217%),) từ ÚC, Mỹ, Nga, Canada; và hơn 19.350 tấn thịt trâu từ Ấn Độ (tăng 128%).
Trong khi đó, đến nay Việt Nam cũng nhập gần 48.350 tấn thịt gia cầm, tăng 86% (chủ yếu Mỹ, Hàn Quốc, Brazil, Ba Lan) so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, nhập khẩu thịt dê, cừu và sản phẩm thịt dê, cừu cũng đạt hơn 72 tấn, tăng so với cùng kỳ năm 2019.
Bộ NN&PTNT cho biết, tổng đàn lợn thế giới đầu tháng 1/2020 khoảng 678 triệu con, giảm gần 12% so với năm 2019. Trong đó, tổng đàn lợn của Trung Quốc lớn nhất với khoảng 335 triệu con, chiếm gần 50% tổng đàn lợn thế giới; tiếp đó là châu Âu gần 150 triệu con, Mỹ 77 triệu con…
Theo Bộ này, hiện tổng đàn lợn thế giới đang giảm mạnh, trong khi quốc gia có đàn lợn lớn nhất là Trung Quốc chưa thể phục hồi do thiệt hại của dịch tả lợn châu Phi và COVID-19. Chưa kể, dịch COVID-19 có thể khiến một số nước tạm dừng nhập cảnh để ngăn chặn dịch bệnh nên có thể ảnh hưởng đến các hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước.
Để tăng nguồn cung trong nước, Bộ NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tăng tái đàn, trên cơ sở bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Từ tháng 3/2020, nguồn cung thịt sẽ tăng lên đáng kể.
Đối với nguồn thịt lợn nhập khẩu, Cục Thú y đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu; đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 lây lan diện rộng, các nước ngừng nhập cảnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.
Xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn; Ngân hàng Nhà nước có chính sách cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 14/02/2020
01:00, 12/02/2020
17:01, 02/02/2020
11:00, 07/01/2020
11:00, 06/01/2020
01:19, 01/01/2020
11:00, 25/12/2019
03:24, 23/12/2019
Mới đây, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT và các bộ có giải pháp để giảm giá thịt lợn. Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng khuyến nghị các doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg.
Sau khi khuyến nghị trên, giá lợn hơi hiện ở các tỉnh phía Bắc như Hưng yên, Lào Cai, Phú Thọ….có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao, còn 82.000 - 83.000 đồng/kg. Tại các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang... giá lợn cũng dao động bình quân 78-82.000 đồng/kg.
Theo trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, nếu giá thịt lợn không giảm, Chính phủ sẽ đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ, Canada, Úc, Nga, Lào, Campuchia…nhằm hạ nhiệt giá trong nước. Dự kiến, cuối tháng 3 này, Tập đoàn Miratorg- doanh nghiệp cung ứng thực phẩm hàng đầu của Nga sẽ xuất lô hàng thịt lợn đầu tiên về đến Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đặt câu hỏi: 17 tập đoàn, doanh nghiệp lớn ngành chăn nuôi đã dẫn dắt được thị trường thức ăn chăn nuôi, con giống, vậy tại sao không dẫn dắt giá thịt lợn? Nếu làm được, các doanh nghiệp nhỏ, trang trại,... sẽ hưởng ứng theo. Bộ trưởng cho rằng, lợi nhuận nên ở mức vừa phải thì mới hài hoa, lợi nhuận quá cao sau này mất thị trường, lúc đó rất khó lấy lại được.
“Yêu cầu doanh nghiệp đưa giá lợn về mức hợp lý không phải là phi thị trường, không phải là ông Bộ trưởng thích thì làm. Cái này là giữ ổn định thị trường lâu dài, là tiến tới phát triển bền vững cho chính các doanh nghiệp” - ông Cường yêu cầu kiên quyết phải đưa giá thịt lợn về mức 70.000 đồng/kg.