Điều kiện nào để gỗ dán Việt Nam duy trì xuất khẩu Top 5 thế giới?

Diendandoanhnghiep.vn Nhu cầu về ván ép đã tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai do các yếu tố như đô thị hóa và thu nhập khả dụng ngày càng tăng ở các nước đang phát triển.

>> Hoa Kỳ gia hạn kết luận cuối cùng về phòng vệ thương mại với gỗ dán cứng

Thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, năm 2021, tổng nhu cầu gỗ dán toàn cầu khoảng gần 40 tỷ USD, tương đương với khoảng trên 105 triệu m3. 11 tháng năm 2022, ghi nhận chưa đầy đủ, tổng nhu cầu thị trường toàn cầu đạt khoảng trên 28 tỷ USD, giảm so với cùng kỳ 2021 do những yếu tố bất ổn về tình hình kinh tế - xã hội thế giới.

Xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam đang đối diện nhiều rủi ro

Từ năm 2018 trở lại đây theo ITC, Việt Nam đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng đáng kể trên thị trường ván ép thế giới do một số yếu tố. Trong đó nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm một số lượng lớn rừng là nơi cung cấp nguyên liệu thô cần thiết cho sản xuất ván ép. Ngoài ra, Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây dựng và đồ nội thất ngày càng tăng.

Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã và đang đầu tư vào việc hiện đại hóa các cơ sở sản xuất ván ép, điều này giúp nâng cao tính cạnh tranh hơn về chi phí và chất lượng so với các nhà sản xuất ván ép khác trong khu vực.

Nhờ những yếu tố này, từ năm 2018 trở lại đây theo ITC, Việt Nam đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn, giá trị xuất khẩu tăng từ 774 triệu năm 2018 lên 1,2 tỷ USD năm 2021 và 1,1 tỷ vào năm 2022.

Trong đó, thị trường xuất khẩu gỗ dán hàng đầu gồm Trung Quốc (5,89 tỷ USD); Indonesia (2,51 tỷ USD); Nga (1,9 tỷ USD); Brazil (1,2 tỷ USD); Việt Nam (1,1 tỷ USD). Các thị trường nhập khẩu gỗ dán lớn như: Hoa Kỳ (4,5 tỷ USD); Nhật Bản (1,58 tỷ USD); Đức (1,1 tỷ USD); Hàn Quốc (0,84 tỷ USD); Anh (0,8 tỷ USD).

Hiện, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản là các thị trường chính tiêu thụ gỗ dán của Việt Nam.

Chi hội trưởng Chi hội gỗ dán Việt Nam, ông Vũ Quang Huy cho biết: lạm phát tăng cao, niềm tin tiêu dùng thấp khiến hai thị trường xuất khẩu gỗ dán chính của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu) và Hàn Quốc (chiếm 24% giá trị xuất) giảm nhập khẩu từ tháng 7/2022 và tới quý III/2022 tất cả các nhà nhập khẩu mua hàng đều dừng đơn hàng.

Thêm vào đó, cuối quý III/2022, các vụ kiện chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tác động không nhỏ đến ngành ván ép xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. DOC đã khởi xướng một số vụ kiện chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất ván ép Việt Nam.

DOC áp đặt thuế quan đối với gỗ dán từ Việt Nam đã làm giảm nhu cầu đối với ván ép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, những tác động do các vụ kiện chống bán phá giá gây ra đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu ván ép Việt Nam gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch cho tương lai và đầu tư vào hoạt động kinh doanh của họ.

Trước những tác động rất lớn của các vụ kiện chống bán phá giá của DOC đối với ngành ván ép ở Việt Nam, ngành này phải thích ứng với môi trường thương mại đang thay đổi.

>>> Chưa tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ dán 

Theo các chuyên gia, thị trường xuất khẩu gỗ dán tại Việt Nam đã ‘bắt đáy’ từ cuối quý III/2022 và đã kéo dài 4 tháng qua và khả năng phục hồi của thị trường xuất khẩu ván ép Việt Nam trong năm 2023 sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố.

thị trường xuất khẩu gỗ dán tại Việt Nam đã ‘bắt đáy’ từ cuối quý III/2022 và đã kéo dài 4 tháng qua

Thị trường xuất khẩu gỗ dán tại Việt Nam đã ‘bắt đáy’ từ cuối quý III/2022 và đã kéo dài 4 tháng qua

Trong đó, các hiệp định và quy định thương mại khi bất kỳ thay đổi nào về quy định thương mại và thuế quan đều có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ván ép Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Nền kinh tế toàn cầu sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu về gỗ dán của Việt Nam. Nền kinh tế chậm lại, đặc biệt là ở các thị trường trọng điểm như Mỹ và châu Âu, có thể làm giảm nhu cầu và tác động đến xuất khẩu.

Mức độ cạnh tranh từ các nước sản xuất gỗ dán khác cũng sẽ tác động đến khả năng phục hồi của thị trường xuất khẩu gỗ dán Việt Nam. Nếu các nước khác tăng sản xuất và xuất khẩu ván ép, điều đó có thể làm giảm nhu cầu đối với ván ép của Việt Nam.

Việc duy trì sự cân bằng tốt giữa chất lượng và chi phí cũng rất quan trọng đối với các nhà sản xuất ván ép Việt Nam để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Cùng với đó, việc áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất mới sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng cạnh tranh và hiệu quả của các nhà sản xuất ván ép Việt Nam.

Ông Vũ Quang Huy cho rằng, đối với thị trường Hoa Kỳ, mặt hàng gỗ dán cốp pha phục vụ cho xây dựng sẽ hồi phục trước. Tiếp đến là gỗ dán phủ mặt birch (bạch dương) hoặc poplar (dương) phục vụ cho sản xuất mặt hàng tủ bếp. Dự kiến, từ tháng 3/2022 trở đi, nhu cầu gỗ dán cho sản phẩm ghế sofa cũng sẽ bắt đầu quay trở lại.

Đối với thị trường Hàn Quốc, dòng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là gỗ dán thương mại với phân khúc tầm trung. Kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt nên nhu cầu tại thị trường này cũng sẽ khó đoán định.

Malaysia - một trong 3 thị trường xuất khẩu gỗ dán chính của Việt Nam, hiện nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang thị trường này trong đó tập trung mạnh vào dòng gỗ dán phủ phim phục vụ cho xây dựng. Với khả năng cạnh tranh cao tại thị trường này, đây cũng là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp Việt.

Thị trường EU cũng được các doanh nghiệp đặt sự quan tâm nhất định bởi sản xuất nội địa của các quốc gia tại EU khoảng 3,5 triệu m3/năm, ngoài ra, họ còn nhập thêm ở các nước khác. Việc thiếu hụt khoảng 2 triệu m3/năm của thị trường này từ Nga do xung đột Nga - Ukraine sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các nhà máy gỗ dán của Việt Nam.

Trên thực tế, để tránh phụ thuộc vào một thị trường, đa dạng dòng hàng và đa dạng thị trường hiện đang là hướng đi của doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gỗ dán tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp trong ngành này đã chủ động nắm bắt xu hướng và chủ động tìm kiếm các cơ hội để phòng ngừa rủi ro. Như với Công ty CP TEKCOM, bắt đầu phát triển sản phẩm từ tháng 10/2022, cho đến thời điểm này, doanh nghiệp này đã có một số đơn hàng nhỏ xuất khẩu sang thị trường EU.

Tuy nhiên, để ngành gỗ dán Việt Nam duy trì được vị trí Top 5 thế giới về lâu dài, cũng còn rất nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp gỗ dán vẫn đang còn những điểm yếu nội tại. Cụ thể, doanh nghiệp không nắm bắt được xu hướng cũng như chưa nhận biết được rủi ro và chưa chủ động tìm kiếm cơ hội để phòng ngừa rủi ro.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt mới tập trung vào chiến lược giá rẻ chứ không phải là sự độc đáo của sản phẩm. Phần lớn doanh nghiệp Việt bán qua công ty thương mại khiến họ không nắm được thông tin thị trường, không chủ động tiếp cận được khách hàng của mình để phát triển sản phẩm phù hợp cũng như tìm kiếm khách hàng mục tiêu.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam với nguồn vốn lớn hơn, kinh nghiệm sản xuất tốt hơn, giá thành sản phẩm rẻ hơn, tốc độ cải tiến sản phẩm nhanh hơn, quan trọng nhất sự kết nối chuỗi giá trị từ nhà cung ứng đến đầu ra đang đặt ra thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp gỗ dán Việt.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là việc mà các doanh nghiệp buộc phải làm. Mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng đi và cách làm khác nhau, tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược, phân tích xu hướng thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu,… việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải làm thường xuyên và liên tục.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điều kiện nào để gỗ dán Việt Nam duy trì xuất khẩu Top 5 thế giới? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714025922 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714025922 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10