Việt Nam vẫn hấp dẫn các công ty đa quốc gia

THY HẰNG 29/09/2020 11:18

Chuyên gia cho rằng, Việt Nam vẫn hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia đang tìm kiếm các nền tảng xuất khẩu chi phí thấp, tuy nhiên, Việt Nam cần lựa chọn cũng như tối ưu hoá nguồn vốn này.

Tham gia Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) lần thứ ba năm 2020, TS Jonathan Pincus, Cố vấn quốc tế cao cấp, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) cho rằng, Việt Nam vẫn hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia (MNE) đang tìm kiếm các nền tảng xuất khẩu chi phí thấp do tiền lương ở Trung Quốc tăng lên và tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ gia tăng.

Chuyên gia cho rằng có nhiều thách thức với Việt Nam trong thu hút đầu tư FDI cũng như tối ưu hoá nguồn lực này.

Chuyên gia cho rằng có nhiều thách thức với Việt Nam trong thu hút đầu tư FDI cũng như tối ưu hoá nguồn lực này.

Theo TS Jonathan Pincus, thách thức đối với chế độ thương mại đa phương sẽ có lợi cho FDI trong khu vực và việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại và đầu tư song phương/khu vực là một điểm đáng quý.

FDI mang lại lợi ích, nhưng cũng kéo theo chi phí. Do đó, nhu cầu của Việt Nam là tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong nước nhằm thu được giá trị gia tăng từ các nhà xuất khẩu có vốn FDI.

TS Jonathan Pincus nhìn nhận, các chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tiếp tục thích ứng với các xu thế công nghệ, kinh tế, chính trị và sinh thái. Tuy nhiên, chỉ một số trong những xu thế này có lợi cho Việt Nam với vai trò điểm đến của FDI.

Về dài hạn, tầm quan trọng của FDI trong khu vực sẽ tăng lên. "Thách thức ở đây là tăng cường năng lực của doanh nghiêp trong nước trong việc thu được giá trị gia tăng đối với cả doanh nghiệp xuất khẩu có vốn FDI và không có vốn FDI", Cố vấn quốc tế cao cấp UNDP nói.

Do đó, TS Jonathan Pincus khuyến nghị, Việt Nam cần tập trung xây dựng chính sách công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng để xây dựng năng lực trong các ngành tăng trưởng bền vững.

Trong khi đó, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam không nhất thiết thu nhiều vốn FDI mà phải tối ưu hóa sử dụng FDI.

Theo lãnh đạo World Bank tại Việt Nam cho rằng, trong khi nhiều quốc gia đang chật vật với Covid-19 thì Việt Nam đã thành công bước nào trong ngăn chặn COVID-19. Đồng thời, chúng ta luôn có cơ hội từ các cuộc khủng hoảng, đó là thương mại và đầu tư toàn cầu và cơ hội từ nền kinh tế không tiếp xúc.

Thách thức đối với Việt Nam là không nhất thiết thu nhiều vốn FDI mà phải tối ưu hóa sử dụng FDI, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực.

“Việt Nam đã bắt tay vào chuyển đổi số và có thể cần làm nhiều việc hơn thế nữa. Ngày mai con em chúng ta sống trên thế giới các dịch vụ giáo dục, y tế qua mạng. Do vậy Chính phủ Việt Nam phải đẩy mạnh quá trình này thông qua đề án dịch vụ công quốc gia, xây dựng cở sở dữ liệu, xây dựng hệ sinh thái bao trùm”, bà Carolyn Turk nói.

Có thể bạn quan tâm

  • "Công thức bánh trung thu” cho thành công của Việt Nam

    09:35, 29/09/2020

  • Việt Nam điểm đến đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư Hàn Quốc

    09:25, 29/09/2020

  • THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI VÀ CON ĐƯỜNG CỦA VIỆT NAM (SỐ 2): Định hình các xu hướng và không gian chính trị-kinh tế mới

    12:00, 26/09/2020

  • THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI VÀ CON ĐƯỜNG CỦA VIỆT NAM (SỐ 1): COVID-19 thay đổi thế giới ra sao?

    11:00, 19/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam vẫn hấp dẫn các công ty đa quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO