VIỆT NAM VÔ ĐỊCH

Trương Khắc Trà 11/12/2019 11:00

Sau 60 năm khắc khoải chờ đợi, bóng đá Việt Nam đã hiện thực hóa giấc mơ vàng Seagame.

Một thông điệp mát lành trong trẻo được truyền đi ngay lúc này trên mọi vùng miền, mọi nẻo đường, đến những nơi xa xôi nhất của Tổ quốc.

p/Sau 60 năm chờ đợi, bóng đá nam Việt Nam đã giành được tấm HCV SEA Games

Sau 60 năm chờ đợi, bóng đá nam Việt Nam đã giành được tấm HCV SEA Games

Câu hỏi làm sao để chất keo gắn kết, tinh thần bóng đá được lan tỏa cũng đang chờ được trả lời.

Câu chuyện bóng đá

Năm 2003, bài hát “Vì một thế giới ngày mai” vang lên khắp mọi nơi, giai điệu ngọt ngào của nó dễ dàng tan chảy vào tâm khảm con người, như hối hả, lúc dịu dàng và để lại nhiều thông điệp khát khao cháy bỏng. Đó là bài hát của Seagame 22 (năm 2003) kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần đầu tiên do Việt Nam đăng cai.

Một buổi tối tháng 12 năm năm đó, trời Hà Nội se lạnh, trong màn sương mờ đục, từng dòng người rũ rượi ra về mang theo nỗi ấm ức khó tả. Dưới mặt cỏ mịn màng ở Mỹ Đình những Công Vinh, Thanh Bình, Văn Quyến đổ sụp xuống. Đó chỉ là một trong 5 lần mà bóng đá Việt Nam ngã gục trước cổng thiên đàng. Cần vượt qua người Thái hay vượt qua chính bản thân mình? Đó là câu hỏi nhức đầu nhất với các nhà quản trị bóng đá Việt Nam lúc bấy giờ.

Có thể bạn quan tâm

  • U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Lịch sử không thay đổi nhưng có thể bị lu mờ

    U22 Việt Nam - U22 Indonesia: Lịch sử không thay đổi nhưng có thể bị lu mờ

    18:00, 10/12/2019

  • [Chung kết bóng đá nam Seagame 30]p/Giấc mơ và mối họa!

    [Chung kết bóng đá nam Seagame 30] Giấc mơ và mối họa!

    07:00, 10/12/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển đất nước nhìn từ câu chuyện bóng đá

    [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển đất nước nhìn từ câu chuyện bóng đá

    13:29, 10/12/2019

  • [U22 Việt Nam - U22 Thái Lan] Tiễn Thái Lan! Được không thầy Park?

    [U22 Việt Nam - U22 Thái Lan] Tiễn Thái Lan! Được không thầy Park?

    06:30, 05/12/2019

  • U22 Việt Nam - U22 Singapore: Tiệm cận tấm vé bán kết

    U22 Việt Nam - U22 Singapore: Tiệm cận tấm vé bán kết

    06:03, 03/12/2019

Đến khi Thái Lan vấp ngã ở Seagame 25 (2009) trên đất Lào, tất cả chúng ta đều chắc mẩm thời cơ lịch sử đã đến. Một lần nữa các học trò của Calisto trình diễn thứ bóng đá đẹp mắt, nhưng chẳng may trái bóng tròn không chiều lòng người!

Thua - Nỗi đắng cay chua chát đã vùi giập trái tim hàng triệu người hâm mộ, nhưng họ chẳng biết làm gì ngoài giận dỗi, đổ lỗi rồi tiếp tục hy vọng và lại… thất vọng.

Vị HLV người Áo Alfred Rield đúc rút “bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc”, thiếu hẳn nền tảng đào tạo trẻ, sự phát triển của các câu lạc bộ trong một giải vô địch quốc nội có chất lượng - đóng vai trò là nguồn cung cầu thủ cho các đội tuyển.

 Nhiều người nói rằng, chỉ cần tinh thần bóng đá lan tỏa người Việt có thể giải quyết được vô số vấn đề cố hữu. Ngẫm lại không phải không đúng, vì mọi chiến thắng đều có triết lý riêng.

Là người Việt phải làm gì đi chứ? Bầu Đức đã lên tiếng đúng lúc, học viện HAGL-Arsenal JMG khánh thành trong sự ngỡ ngàng. Thời gian thấm thoắt trôi đi, lứa cầu thủ đầu tiên “ra lò”, chơi thứ bóng đá kết hợp giữa tố chất và chiến thuật.

Thử lửa ở đấu trường khu vực, những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… không còn biết Thái Lan là gì - họ đã vượt qua yếu điểm của thế hệ đàn anh, đó là tâm lý, bản lĩnh thi đấu. Đây mới là bước ngoặt lớn nhất, đặt viên gạch đầu tiên để khi gặp thầy giỏi, bóng đá Việt Nam như lột xác hoàn toàn.

Từ tuyết trắng Thường Châu, đến nắng nóng Jakarta, từ giải đấu khu vực khắc nghiệt đến Seagame được cho là “ao làng” truyền thống, người ta không còn lý do gì nữa để cho rằng thành công ấy là may mắn! Nếu không muốn nói, cơ duyên với người Hàn Quốc trên nền tảng có sẵn là hai lý do để hôm nay tất cả chúng ta tự hào hô vang “VIỆT NAM VÔ ĐỊCH”.

Tấm huy chương vàng bóng đá nam đầu tiên trong lịch sử như mở nút thắt tâm lý cho người Việt, giá trị của nó nằm ở chổ đã giải đáp cho vấn đề hóc búa: Có phải chúng ta mãi mãi không thể vượt qua ai đó?

Thông điệp của bóng đá

Tôi thích câu nói của Alfred Rield và mong muốn diễn giải nó nhiều hơn mức có thể. Không riêng gì bóng đá mà tất cả mọi chuyện lớn nhỏ trong một quốc gia đều phải tuân theo nguyên lý “dục tốc bất đạt”. Mỗi pha bóng, mỗi một bàn thắng và những chiến thắng ngọt ngào mở đường đến bục vinh quang đều được tạo nên từ những giọt mồ hôi, thậm chí cả máu và nước mắt. Đó mới là bài học cần khắc cốt ghi tâm trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.

Từ tấm huy chương vàng bóng đá nam Seagame 30 rồi nhìn lại quãng thời gian 60 năm chờ đợi mới thấy, khi ta chưa thành công có nghĩa là chưa nỗ lực hết mình, chưa dựng xây được nền tảng vững chắc, chưa chuẩn bị đủ đầy mọi điều kiện cần để vượt qua chính mình, vượt qua đối thủ.

Trong quá khứ, rất nhiều lần bóng đá Việt Nam gục ngã vì không vượt qua được áp lực, rồi chẳng thể giải thích được nguyên nhân thất bại là do đâu. Bởi vì sao? Vì chúng ta thiếu một quá trình tích lũy về mặt “lượng” nên chưa đủ điều kiện làm biến đổi về “chất”. Công cuộc xây dựng đất nước cũng vậy thôi, khát vọng có, tiềm năng có nhưng một khi thiếu đi chiến lược đúng đắn, tầm nhìn xa trông rộng thì mục tiêu ấy mãi mãi ngoài tầm với.

Nguyễn Trãi đã viết về khí chất dân tộc trong Bình Ngô đại cáo: “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt đời nào cũng có”. Con đường thành công của bóng đá Việt Nam trong 2 năm qua một lần nữa chứng minh cho lời sấm truyền của tiền nhân.

Rằng, người Việt ta đâu thiếu nhân kiệt! Chỉ là làm sao để dũa đá thành ngọc, để tự hào sánh vai với các cường quốc năm châu. Bóng đá mà đâu chỉ là bóng đá, với tất cả người Việt Nam lúc này, bóng đá đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: Hãy chiến thắng chính mình!

Ông Park Hang-seo khiêm tốn rằng “tôi không làm gì cả, chỉ là gắn kết các cầu thủ với nhau”. Thật ra, đây là chiến tích lớn nhất tạo ra điểm mẹ sản sinh mọi thành công cho bóng đá Việt Nam. Bóng đá và chiến thuật “thủ chắc trước khi ghi bàn” của ông Park nói lên một điều: Hãy đoàn kết trước khi muốn làm chuyện lớn. Làm sao để hệ thống phòng thủ đứng vững trước đòn bắn phá của đối phương nếu như thiếu chất keo gắn kết?
Đó không chỉ và không phải là chất keo trên sân cỏ, mục tiêu không chỉ là con số trên bảng tỷ số. Mà sự đoàn kết còn thể hiện trong lối sống hàng ngày, tình thầy trò, đồng nghiệp, đồng môn giữa sân chơi quốc tế để bè bạn năm châu biết đến một Việt Nam đoàn kết thương yêu nhau.

Đoạn đường đưa Việt Nam trở nên hùng cường còn xa lắm, nhưng sẽ gần bớt lại nếu như trên dưới một lòng, tình dân ý Đảng gặp nhau. Bóng đá đã làm được, không có lý do gì kinh tế, chính trị không lẫy ra được bài học quý báu!

Những nữ chiến binh quả cảm

Quả cảm, dũng cảm! Chỉ có thể nói như vậy về các cầu thủ Đội tuyển nữ Việt Nam- đương kim vô địch SEA Games trong trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 30 với đổi thủ biết bao duyên nợ - Đội tuyển nữ Thái Lan-đương kim Á quân SEA Games.

Trận đấu để lại trong lòng người hâm mộ Việt Nam sự xúc động dâng trào khi chứng kiến những cô gái áo đỏ liên tục ngã trên sân rồi lại vùng lên chiến đấu quả cảm để giành chiến thắng! Tinh thần quả cảm ấy có sự lan toả. Để như HLV Mai Đức Chung nhận xét: “Các cháu đã có tinh thần hy sinh cao cả bằng sức mạnh và ý chí của người phụ nữ Việt Nam”.

 Đội tuyển nữ Việt Nam bảo vệ thành công ngôi vô địch. Đây là lần thứ 6 các cô gái VÀNG Việt Nam bước lên bục cao nhất tại SEA Games.

Đội tuyển nữ Việt Nam bảo vệ thành công ngôi vô địch. Đây là lần thứ 6 các cô gái VÀNG Việt Nam bước lên bục cao nhất tại SEA Games.

“Các cháu đã có tinh thần hy sinh cao cả bằng sức mạnh và ý chí của người phụ nữ Việt Nam. Các cầu thủ nữ của chúng ta đã chiến đấu tới phút cuối cùng, bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí là máu nữa”. - HLV Mai Đức Chung xúc động chia sẻ trong phòng họp báo.

Đẹp thay những con người mảnh khảnh, mỏng manh đã chiến đấu hừng hực cho lý tưởng cao đẹp, ngày hôm nay quốc kỳ Việt Nam đã bay trên bầu trời Manila rực rỡ, những bóng hồng kiêu hãnh đầy gai trong sắc đỏ oai hùng non sông Việt Nam.

Phát biểu sau trận, HLV Mai Đức Chung không ngần ngại nói lên ước mơ đó: “Tôi rất xúc động. Đây là chiến thắng của tập thể đội bóng. Chúng tôi còn sẽ phải học hỏi, cố gắng cải thiện rất nhiều. Mục tiêu trước mắt của chúng tôi là giúp bóng đá nữ Việt Nam đoạt vé dự World Cup”…

Giấc mơ của thầy Chung không có gì viển vông khi chúng ta nhìn sang Thái Lan, đội đã 2 lần dự World Cup nhưng có trình độ không hơn mấy so với Việt Nam, thậm chí đã 2 lần nhận thất bại trong năm 2019 trước đội bóng của thầy Chung.

Sẽ không làm được việc lớn nếu không dám nghĩ lớn. World Cup sẽ không có gì xa xôi với tuyển nữ Việt Nam nếu mỗi cầu thủ đều có cùng một ước mơ, bỏ qua những tự ti về tầm vóc để khổ luyện và thi đấu hết mình thì một ngày không xa, hình ảnh những cô gái vàng Việt Nam sẽ xuất hiện trên đấu trường thế giới.n

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VIỆT NAM VÔ ĐỊCH
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO