Việt Nam xuất siêu cao kỷ lục

CHÂU HUỆ 15/09/2020 15:53

Trong 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại cả nước đã xuất siêu gần 13,5 tỷ USD, gấp gần 2,5 lần so với số thặng dư cùng kỳ năm 2019 (5,47 tỷ USD).

Theo dữ liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố trong tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 50,4 tỷ USD. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 27,7 tỷ USD, tăng 11,4% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 22,7 tỷ USD, tăng 2,8% so với tháng trước.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt 336,92 tỷ USD; tổng trị giá xuất khẩu đạt 175,36 tỷ USD, tăng 2,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 161,9 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ 2019.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại xuất siêu gần 13,5 tỷ USD, gấp gần 2,5 lần so với số thặng dư cùng kỳ năm 2019 (5,47 tỷ USD).

Xuất siêu tăng mạnh trong 8 tháng năm 2020.

Xuất siêu tăng mạnh trong 8 tháng năm 2020.

Tháng 8 có 6 nhóm hàng xuất khẩu khác đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: điện thoại và linh kiện 5,35 tỷ USD, tăng tới 24,8% so với tháng 7/2020; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD (tăng 3,4%); dệt may đạt gần 2,97 tỷ USD (giảm 2,5%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 2,7 tỷ USD (tăng 17,6%); giày dép gần 1,4 tỷ USD (tăng 1%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,15 tỷ USD (tăng 1,9%).

Tính chung 8 tháng đầu năm, nhóm hàng điện thoại và linh kiện tiếp tục đứng đầu với gần 31,6 tỷ USD nhưng kim ngạch giảm 5,4% so với cùng kỳ 2019.

Về nhập khẩu, nhóm hàng nhập lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 6 tỷ USD, tăng 7,6% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 38,75 tỷ USD, tăng 15,6% và vẫn là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất.

Bộ Công Thương dự báo, những tháng cuối năm hoạt động xuất khẩu hàng hóa vẫn còn nhiều khó khăn trong ngắn hạn. Dù vậy, Bộ này cũng cho rằng, với việc Hiệp định Thương mại dự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8, mở ra cơ hội rất lớn cho hàng hóa và doanh nghiệp của Việt Nam.

Nếu dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới với dân số hơn 508 triệu người, GDP khoảng 18.000 tỷ USD.

Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA sau một lộ trình ngắn, cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU là rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông, thủy sản, đồ gỗ...

Có thể bạn quan tâm

  • Bản tin 60s ngày 15/9: Việt Nam xuất siêu cao kỷ lục: Mừng hay lo?

    Bản tin 60s ngày 15/9: Việt Nam xuất siêu cao kỷ lục: Mừng hay lo?

    12:10, 15/09/2020

  • Thấy gì từ con số xuất siêu kỷ lục hơn 10 tỉ USD?

    Thấy gì từ con số xuất siêu kỷ lục hơn 10 tỉ USD?

    05:40, 26/08/2020

  • Kịch bản tăng trưởng kinh tế: Tác động của xuất siêu

    Kịch bản tăng trưởng kinh tế: Tác động của xuất siêu

    11:00, 02/07/2020

  • Việt Nam xuất siêu tăng đột biến trong nửa đầu năm

    Việt Nam xuất siêu tăng đột biến trong nửa đầu năm

    11:30, 29/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam xuất siêu cao kỷ lục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO