Vietnam DX Summit 2021: Công bố khung hướng dẫn chuyển đổi số cho SMEs

NGUYỄN LONG 02/12/2021 10:50

Khung hướng chuyển đổi số được xây dựng theo từng lĩnh vực, kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp dẫn giúp các doanh nghiệp SMEs trong việc thực hiện chuyển đổi số.

>>> Vietnam DX Summit 2021: Tăng tốc chuyển đổi số hướng tới một Việt Nam sốVietnam DX Summit 2021

Bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs thuộc 26 lĩnh vực

Bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs thuộc 26 lĩnh vực.

Sáng nay (2/12), Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 (Vietnam DX Summit 2021) được tiếp tục ngày thứ 2 với các Hội thảo chuyên đề chuyển đổi số cho các ngành, linh vực: Doanh nghiệp SMEs, Bất động sản, Nông nghiệp và Sản xuất. Trọng tâm của Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 là công bố các Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs thuộc 26 ngành, và Khung hướng dẫn chuyển đổi số.

Tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có hơn 811.000 doanh nghiệp. Doanh nghiệp SMEs chiếm tới 98,1% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp tới 45% GDP. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, qua các đợt đại dịch COVID-19 bùng phát, có trung bình 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mỗi tháng, hầu hết trong số này cũng là các doanh nghiệp SME. Đây là một thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Chuyển đổi số được xem làm một trong những giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá.

Việt Nam đã bắt đầu bàn về chuyển đổi số từ năm 2018. Đến giờ, chuyển đổi số đã trở thành một khái niệm phổ biến, một vấn đề nóng từ trong các chương trình nghị sự cấp cao đến những câu chuyện thường ngày của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, khảo sát của VINASA tại Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020, cho biết 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.

Hiểu được khó khăn chồng khó khăn của các doanh nghiệp SMEs, ngày 23/7/2021, VINASA đã thành lập hội đồng chuyên gia xây dựng Khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs bao gồm gần 40 chuyên gia là lãnh đạo cao cấp các doanh nghiệp công nghệ đang dẫn đầu về Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực MISA, SAPO, SSG, Bravo, FSI, An Vui, Nexttech, FPT, Viettel, VNPT, VCCorp, Hài Hòa, Getfly, VietISO, BASE, SmartLog, Savis, EzCloud…. Ông Lữ Thành Long, Phó Chủ tịch VINASA làm chủ tịch Hội đồng.

Hội đồng đã lựa chọn và phân nhóm chuyên gia theo kinh nghiệm thực tiễn triển khai Chuyển đổi số cho từng ngành. Kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn, thực trạng và xu hướng phát triển của từng ngành nghề, và tham khảo mô hình tham chiếu, 26 lĩnh vực đã được lựa chọn để xây dựng khung chuyển đổi số phù hợp nhất với SMEs của Việt Nam.

Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho mỗi lĩnh vựa sẽ bao gồm 05 phần cơ bản: 1. Thực trạng và xu hướng phát triển;  2. Khung hướng dẫn chuyển đổi số, 3. Bộ giải pháp chuyển đổi số, 4. Khuyến nghị những kỹ năng số cần đào tạo cho nhân sự, và 5. Bộ tiêu chí đánh giá.

Ông Lữ Thành Long, Phó Chủ tịch VINASA, Chủ tịch Hội đồng cho biết: “Hội đồng hướng đến mục tiêu  tạo ra một bộ bản đồ chuyển đổi số bải bản, đầy đủ nhưng đơn giản từ phương pháp luận đến giải pháp cụ thể. Bản đồ mà một doanh nghiệp SMEs dù ở bất cứ quy mô nào, thuộc ngành nghề hoạt động gì cũng có thể xem và biết mình đang ở đâu? Lộ trình chuyển đổi số của mình sẽ như thế nào? Và cần chuẩn chuẩn bị hành trang gì? Hành trang đấy ai cung cấp?”

Toàn bộ tài liệu sẽ được phát hành công khai và hoàn toàn miễn phí trên website www.dx4sme.vn. Các doanh nghiệp SMEs có thể tải tài liệu để nghiên cứu và có thể trực tiếp đăng ký kết nối, yêu cầu tư vấn chuyên sâu trên website. VINASA sẽ chịu trách nhiệm kết nối với các chuyên gia và doanh nghiệp phù hợp một cách nhanh chóng để hỗ trợ các doanh nghiệp Chuyển đổi số.

Việc cho ra đời 26 Bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho 26 ngành nghề chưa phải là đích đến cuối cùng của Hội đồng xây dựng. Được sự hưởng ứng và bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng sự đồng hành của Hiệp hội và doanh nghiệp, ngay sau hôm nay, VINASA sẽ cùng các thành viên hội đồng, các doanh nghiệp, phối hợp cùng các Hiệp hội, các Sở, Ban Ngành,  thực hiện các chương trình tập huấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp SMEs theo từng ngành, từng lĩnh vực chuyên biệt hướng đến mục tiêu: Bất cứ một doanh nghiệp SMEs đều biết mình đang ở đâu, phải làm gì, doanh nghiệp mới thành lập nào đều nhận thức được mình phải chuyển đổi số và ngay lập tức thực hiện từ khi mới đi vào hoạt động.

Ngay trong Lễ Công bố, VINASA đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 03 Hiệp hội: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Tp. Hà Nội, và Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) để triển khai các chương trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp Hội viên.

ông Cao Hoàng Anh, Phó Tổng Giám đốc FSI

Ông Cao Hoàng Anh, Phó Tổng Giám đốc FSI chia sẻ tại diễn đàn.

Tham luận tại tọa đàm “Chuyển đổi SMEs - từ sống sót để bứt phá”, ông Cao Hoàng Anh, Phó Tổng Giám đốc FSI cho biết, Quá trình chuyển đổi số vẫn còn là thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều quy trình vẫn chưa được tự động hóa, nhiều phương pháp làm việc thủ công vẫn được duy trì và các doanh nghiệp SMEs đang tập trung vào giải quyết sự kém hiệu quả của các cách làm cũ, họ chỉ mới đang bắt đầu tạo ra một kế hoạch chuyển đổi số và hành trình chuyển đổi số còn rất nhiều việc cần giải quyết.”

Cũng theo ông Hoàng Anh, một số rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số phải kể đến là thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp…

Trong khi các doanh nghiệp lớn họ đã có sẵn hoặc có rất nhiều tiềm lực để có thể hoàn thiện chuyển đổi số, thì các doanh nghiệp SMEs lại không dư dật về kinh phí để đầu tư cho hệ sinh thái chuyển đổi số như nền tảng, giải pháp, ứng dụng… Do đó, để SMEs không bị bỏ rơi bên lề trong công cuộc chuyển đổi số thì chúng ta cần tìm được giải pháp giúp SMEs tiết kiệm chi phí, tối ưu về vận hành và phù hợp với từng quy mô doanh nghiệp

Theo đó, ông Hoàng Anh đã gợi ý một giải pháp chuyển đổi số mà các doanh nghiệp SMEs có thể ứng dụng vào luôn chính là Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE. Đây được coi là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chủ động và sẵn sàng trong trạng thái bình thường mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Vietnam DX Summit 2021: Tăng tốc chuyển đổi số hướng tới một Việt Nam số

    10:05, 01/12/2021

  • Chuyển đổi số: Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết

    00:00, 01/12/2021

  • Chuyển đổi số để khai mở giá trị trong doanh nghiệp

    11:00, 29/11/2021

  • Hợp tác phát triển chuyển đổi số với Nhật Bản

    04:00, 25/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vietnam DX Summit 2021: Công bố khung hướng dẫn chuyển đổi số cho SMEs
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO