VIMC lãi lớn - Thời tới chắc có bền lâu?

ĐÌNH ĐẠI 27/12/2022 04:50

VIMC lãi lớn với hơn 2.367 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, khi giá cước vận tải đang có xu hướng trở lại bình thường, liệu “phong độ” của “anh cả” ngành vận tải biển có giữ được?

>>>Giá cước vận tải “tăng nhanh, giảm chậm”: Cần sửa nghị định về kê khai giá

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC (UpCOM: MVN) ghi nhận doanh thu đạt hơn 3.821 tỷ đồng, tăng nhẹ 9,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động vận tải với 1.595 tỷ đồng (tăng 40% so với cùng kỳ, chiếm 42% doanh thu thuần) và hoạt động khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải (giảm 16% so với cùng kỳ, chiếm 47% doanh thu thuần).

lãi sau thuế hơn 2.367 tỷ đồng, tăng hơn 31% so với cùng kỳ.

VIMC lãi sau thuế hơn 2.367 tỷ đồng, tăng hơn 31% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng nhẹ 15,8% lên hơn 117 tỷ đồng, trong khi đó, chi phí từ hoạt động này của doanh nghiệp giảm 25% so với cùng kỳ, xuống còn gần 115 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 41,3% và 37,4%, lên 41 tỷ đồng và 323 tỷ đồng.

Đáng chú ý, VIMC có khoản lãi 50 tỷ trong các công ty liên kết, tuy nhiên khoản lợi nhuận khác lại giảm 60 tỷ đồng cùng với tăng 32 tỷ đồng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, cùng khoản lỗ tỷ giá hơn 28 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, VIMC ghi nhận gần 690 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ năm 2021

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, VIMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 11.025 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ; lãi sau thuế hơn 2.367 tỷ đồng, tăng hơn 31% so với cùng kỳ. Với kết quả này, VIMC lần lượt thực hiện được 88% mục tiêu doanh thu và 94% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của VIMC đạt 26.780 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với đầu năm. ở mức 26.780 tỷ đồng, chia đều cho tài sản ngắn hạn và dài hạn. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là hơn 6.846 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn hơn 3.088 tỷ đồng, trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm hơn 1.918 tỷ đồng, doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 428 tỷ đồng. Hàng tồn kho tính đến cuối quý III là hơn 564 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp này tại thời điểm cuối tháng 9/2022 là hơn 12.982 tỷ đồng, giảm khoảng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó vay và nợ thuê tài chính giảm 40% còn 1.956 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tính đến thời điểm trên đạt hơn 13.797 tỷ đồng.

Về dòng tiền, doanh nghiệp ghi nhận dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ở mức dương 767 tỷ đồng, giảm gần gấp 2 lần so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do công ty giảm mạnh các khoản phải thu.

Trên thị trường, cổ phiếu MVN đã giảm

Trên thị trường, cổ phiếu MVN đã giảm hơn 96% thị giá so với hồi đầu tháng 3/2022.

Theo dữ liệu từ Freightos - một trong những nền tảng đặt chỗ vận chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới, chỉ số vận tải container toàn cầu quý III hạ từ 6.577 USD về 4.060 USD. Tuy vậy, mức này vẫn còn cao gấp 2-3 lần so với trung bình 1.800-2.000 USD cùng kỳ năm 2020. Nếu so với quý III/2019, chỉ số vận tải container toàn cầu vẫn neo ở mức gấp gần 3-5 lần. Trong nước, chỉ số giá vận tải đường biển trong quý III tăng gần 5% so với cùng kỳ, tính chung 9 tháng tăng hơn 11%.

Phân tích về giá cước vận tải quốc tế giai đoạn cuối năm, chứng khoán SSI dự đoán, chỉ số trên dần bình thường trở lại do nhu cầu giảm và nguồn cung tàu container tăng. Tuy nhiên, yếu tố chính quyết định quá trình điều chỉnh giá cước là vấn đề tắc nghẽn chuỗi cung ứng. SSI cho rằng, giá cước sẽ cần thời gian dài để điều chỉnh từ mức đỉnh, giảm dần nhưng vẫn ở mức cao trong nửa cuối 2022.

Sang năm sau, giá cước có thể giảm mạnh nếu tình trạng tắc nghẽn được giải quyết và Trung Quốc mở cửa trở lại. SSI vẫn lưu ý mức giá cân bằng sẽ cao hơn trước COVID-19 do các hãng vận chuyển phải chịu chi phí đầu tư và chi phí vận hành cao hơn nhiều so với trước đây.

Tại Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu – châu Mỹ mới đây, Bà Võ Thị Phương Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM (HLA) cho biết, cước vận tải quốc tế tăng mạnh từ năm 2021 với tỉ lệ tăng từ 8 - 10 lần so với thời kỳ trước COVID-19 (2019-2020). Có giai đoạn giá cước vận tải đường biển đi từ Việt Nam đến bờ đông nước Mỹ lên tới hơn 15.000 USD/container nhưng doanh nghiệp không đặt được tàu và container rỗng.

Theo bà Võ Thị Phương Lan, nguyên nhân của việc tăng giá cước vận tải biển là do dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; cảng biển và sân bay trên thế giới đều bị kẹt nghiêm trọng trong thời gian dài; tình trạng thiếu container rỗng trầm trọng, vòng xoay tàu giảm làm cho cầu lớn hơn cung dẫn đến cước vận tải quốc tế tăng kỷ lục.

Tuy nhiên, từ tháng 7/2022 cước vận tải quốc tế, đặc biệt là các tuyến đi châu Âu, châu Mỹ đã giảm nhiều so với năm 2021 và đến quý IV/2022 cước vận tải quốc tế đang có xu hướng trở về trạng thái bình thường như giai đoạn 2019-2020. Tình trạng tắc nghẽn cảng đã được cải thiện nhiều tại các cảng trên thế giới, tình trạng khan hiếm container rỗng đã được giải quyết, các khách hàng có thể lựa chọn nhiều hãng vận chuyển phù hợp.

Năm 2023, dự báo vận tải biển có thể sẽ gặp khó khăn nhất khi nhu cầu hàng hóa tại các thị trường nhập khẩu lớn suy giảm. Trường hợp các quốc gia như Mỹ, EU tăng trưởng đình lạm và người dân tiếp tục cắt giảm chi tiêu tiêu dùng cá nhân, nhu cầu vận tải hàng hóa đường biển cũng sẽ giảm theo và mùa thu lãi lớn của các doanh nghiệp vận tải biển có thể đảo chiều.

Có thể bạn quan tâm

  • Giá cước vận tải “tăng nhanh, giảm chậm”: Cần sửa nghị định về kê khai giá

    Giá cước vận tải “tăng nhanh, giảm chậm”: Cần sửa nghị định về kê khai giá

    11:10, 18/08/2022

  • Giá cước vận tải có độ trễ nhất định để giảm theo giá xăng dầu

    Giá cước vận tải có độ trễ nhất định để giảm theo giá xăng dầu

    02:24, 04/08/2022

  • Chính phủ gỡ vướng “điểm nghẽn” giá cước vận tải biển cho doanh nghiệp

    Chính phủ gỡ vướng “điểm nghẽn” giá cước vận tải biển cho doanh nghiệp

    04:17, 13/09/2021

  • Minh bạch thông tin để “gỡ vướng” giá cước vận tải biển

    Minh bạch thông tin để “gỡ vướng” giá cước vận tải biển

    17:49, 08/08/2021

  • Giá cước vận tải tăng cao, ngành Logistic Việt có thực sự hưởng lợi?

    Giá cước vận tải tăng cao, ngành Logistic Việt có thực sự hưởng lợi?

    11:00, 15/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VIMC lãi lớn - Thời tới chắc có bền lâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO