Vinachem lỗ gần 1.200 tỷ trong năm 2019

NGUYỄN VIỆT 19/06/2020 11:00

Theo báo cáo tài chính kiểm toán công ty mẹ năm 2019 vừa được Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) công bố, năm 2019 Vinachem lỗ tới 1.170 tỷ đồng.

Cụ thể, năm 2019, tổng doanh thu (bao gồm doanh thu thuần và doanh thu hoạt động tài chính) của tập đoàn này ở mức 977 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước đó.

Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng tài sản của công ty mẹ Vinachem ở mức gần 19.179 tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng tài sản của công ty mẹ Vinachem ở mức gần 19.179 tỷ đồng, giảm 7% sau một năm.

Trong khi đó, chi phí tài chính tăng hơn gấp đôi lên 634 tỷ đồng, chủ yếu do tăng dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư. Tương tự, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng hơn gấp đôi lên 1.469 tỷ đồng, chủ yếu do tăng chi phí dự phòng.

Lỗ lũy kế từ 674 tỷ lên 1.845 tỷ đồng

Được biết, trong năm, công ty mẹ Vinachem đã tăng dự phòng thêm khoảng hơn 600 tỷ đồng đối với khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc).

Cùng với đó, gia tăng khoảng 1.000 tỷ đồng dự phòng cho khoản phải thu về cho vay đối với Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình. Ngoài ra, tập đoàn này còn tăng dự phòng khoảng 370 tỷ đồng đối với các khoản phải thu khác.

Mức lỗ gần 1.200 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu của công ty mẹ Vinachem giảm từ 13.752 tỷ đồng hồi đầu năm về 12.571 tỷ đồng vào cuối năm. Trong đó, lỗ lũy kế tăng từ 674 tỷ đồng lên 1.845 tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng tài sản của công ty mẹ Vinachem ở mức gần 19.179 tỷ đồng, giảm 7% sau một năm.

Còn theo báo cáo mới đây của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, quý I/2020 doanh thu Vinachem ước đạt hơn 9.000 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ.

Trong đó, 4 doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém là Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP số 2 Lào Cai, DAP Hải Phòng tiếp tục lỗ khoảng hơn 800 tỷ đồng, tăng tới 246% so với cùng kỳ 2019. 

Lý do khiến 4 doanh nghiệp kể trên lỗ nặng là vì năm 2020 khấu hao và chi phí tài chính tăng cao, giá bán giảm.

Cụ thể, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc chi phí khấu hao tăng hơn 440 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 122 tỷ đồng so với năm 2019.

Công ty Cổ phần DAP Vinachem chi phí khấu hao tăng 47 tỷ đồng so với năm 2019; Công ty Cổ phần DAP số 2 Vinachem chi phí khấu hao tăng 131 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình chi phí khấu hao tăng hơn 436 tỷ đồng.

Các đơn vị còn lại của Vinachem lợi nhuận năm 2020 ước đạt 816 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với kế hoạch. Tính chung toàn tập đoàn, Vinachem sẽ phải gánh khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng chỉ vì chịu 4 "cục nợ" trên vai.

Trước nguy cơ 4 dự án yếu kém có thể “kéo sụp cả tập đoàn” như lãnh đạo Vinachem từng lo ngại, Tập đoàn này kiến nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng xem xét gỡ khó một số khoản vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho 3 dự án là đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, DAP 2 Lào Cai.

Đó là cơ cấu kéo dài thời hạn vay tối đa thành 30 năm; không tính lãi phạt trên lãi và gốc chậm trả kể từ khi phát sinh; điều chỉnh giảm lãi suất tiền vay...

Không lấy tiền nhà nước để “gia cố”

Gợi ý tìm lối thoát cho các dự án thua lỗ này, nhiều quan điểm cho rằng đã đến lúc phải mạnh dạn để thị trường thực hiện vai trò định đoạt, thay vì tiếp tục dùng nguồn lực nhà nước “gia cố”.

Theo chuyên gia tài chính, ngân hàng Ngô Trí Long, nếu không mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường thì sẽ rất khó xử lý triệt để.

Càng quanh quẩn với các nguồn lực của nhà nước thì có nguy cơ thiệt hại thêm. Nếu không có khả năng giải quyết, làm ăn không hiệu quả thì nên phá sản.

“Chúng ta không thể ném tiền qua nhà trống. Nguồn lực của chúng ta có hạn nên cần tập trung vào những nơi hoạt động có hiệu quả”, ông Long nói.

công ty mẹ Vinachem phải gia tăng khoảng 1.000 tỷ đồng dự phòng cho khoản phải thu về cho vay đối với Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình.

Công ty mẹ Vinachem phải gia tăng khoảng 1.000 tỷ đồng dự phòng cho khoản phải thu về cho vay đối với Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình.

Ông Long đánh giá, vai trò của thị trường và tư nhân tham gia tái cơ cấu dự án đã có những kết quả kiểm chứng thực tế khá rõ ràng, thể hiện ở sự hồi sinh của dự án Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PV Tex).

Một số chuyên gia kinh tế cũng đồng tình quan điểm nên thị trường hóa các dự án thua lỗ. Nguyên tắc xử lý hiệu quả nhất là niêm yết trên thị trường và để thị trường định giá.

Tất nhiên, phía nhà nước thường kỳ vọng ở mức giá cao còn người mua là doanh nghiệp mong muốn ở mức hợp lý thậm chí là mức thấp.

Bởi thực tế là họ đang mua dự án “xấu” để tái cơ cấu, mua khoản nợ hay thậm chí là mua “sắt vụn”. Do đó, người bán cũng không nên quá kỳ vọng về một mức giá cao.

Có thể bạn quan tâm

  • "Bom nợ" của Vinachem

    06:00, 25/05/2020

  • [DNNN TRONG “BÃO” COVID-19] Vinachem

    [DNNN TRONG “BÃO” COVID-19] Vinachem "oằn mình" vì bốn "cục nợ" trên vai

    11:00, 12/04/2020

  • Áp lực thoái vốn đè nặng Vinachem

    Áp lực thoái vốn đè nặng Vinachem

    00:18, 13/01/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vinachem lỗ gần 1.200 tỷ trong năm 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO