Vĩnh Hoàn đặt kế hoạch giảm lợi nhuận 700 tỷ đồng

Diendandoanhnghiep.vn CTCP Vĩnh Hoàn dự kiến doanh thu hợp nhất 8.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 700 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và giảm 3% so với thực hiện năm ngoái.

Theo Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 vừa công bố, CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) dự trình kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.600 tỷ đồng, lượt tăng 22% và lợi nhuận sau thuế 700 tỷ đồng, giảm 3% so với thực hiện năm ngoái. Mức trả cổ tức dự kiến 10 - 20%, tương ứng 1.000 - 2.000 đồng/cp.

CTCP Vĩnh Hoàn dự kiến doanh thu hợp nhất tăng 22%, nhưng lợi nhuận lại giảm 3%.

CTCP Vĩnh Hoàn dự kiến doanh thu hợp nhất tăng 22%, nhưng lợi nhuận giảm 3%.

Vĩnh Hoàn cũng cho biết, kế hoạch dành 1.300 tỷ đồng cho việc đầu tư xây dựng, trong đó 700 tỷ đồng xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, trại giống Vĩnh Hoàn và sở hữu đất cho khu liên hợp nông nghiệp thuỷ sản công nghệ cao. 

Lợi nhuận đi lùi sau nhiều năm tăng trưởng

Bên cạnh đó, công ty dành 200 tỷ đồng để cải tạo nhà máy tại Thanh Bình và Thực phẩm Vĩnh Phước, số tiền 400 tỷ đồng còn lại cho các khoản đầu tư khác. Năm 2020, VHC thực hiện được 7.037 tỷ đồng doanh thu và 719 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt đạt 109% và 90% kế hoạch.

Bản tin tài chính tháng 2/2021 của công ty ghi nhận  mức doanh thu 436 tỷ đồng, giảm 31% so với tháng 1. Hầu hết các mảng kinh doanh đều sụt giảm mạnh so với tháng đầu năm. Trong đó, mảng cá tra giảm mạnh 31% xuống còn 302 tỷ, phụ phẩm giảm 20%; mảng thực phẩm bổ sung (wellness) giảm đến 51% so với tháng 1.

Lũy kế 2 tháng đầu 2021, tổng doanh thu của Vĩnh Hoàn đạt 1.068 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ mức tăng trưởng cao của mảng phụ phẩm. Đặc biệt, doanh thu bán sang Trung Quốc của VHC 2 tháng qua đạt mức tăng đến 173%.

Trước đó, sau khi bứt phá mạnh vào năm 2018 với khoản lãi gần 1.500 tỷ đồng, tương đương tổng lợi nhuận ba năm trước đó cộng lại, thì đến giai đoạn 2019-2020, Vĩnh Hoàn đã có dấu hiệu chững và thụt lùi.

Năm 2019 là một năm khó quên của ngành thủy sản với những khó khăn bao trùm. Khi đó, VHC cũng không phải ngoại lệ, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận đi lùi lần đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng, giảm 18% so với cùng kỳ, xuống còn 1.180 tỷ đồng.

Trong đó, tính riêng ba tháng cuối năm, mức lãi giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, vỏn vẹn gần 200 tỷ đồng. Đây là con số khá đặc biệt, bởi lẽ trên thực tế, quý IV luôn là quý cao điểm, tăng tốc của ngành xuất khẩu thủy sản, do sức mua của các nhà nhập khẩu tăng mạnh, nhằm dự trữ cho các kỳ lễ lớn. Không chỉ tụt giảm về lợi nhuận, giai đoạn này, do giá cá tra rơi xuống mức thấp, doanh thu của Vĩnh Hoàn cũng giảm 15% về mức 7.867 tỷ đồng.

POR14 như cơn mưa dông, còn COVID-19 là cơn bão

Bước sang năm 2020, nếu như POR14 là một cơn mưa dông, thì COVID-19 là một cơn bão thực sự với Vĩnh Hoàn. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 và lũy kế năm 2020 vừa công bố, lợi nhuận của Vĩnh Hoàn tiếp tục lao dốc, giảm hơn 40% so với năm trước, về mức 705 tỷ đồng.

sau khi bứt phá mạnh vào năm 2018 với khoản lãi gần 1.500 tỷ đồng, tương đương tổng lợi nhuận ba năm trước đó cộng lại, thì đến giai đoạn 2019-2020, Vĩnh Hoàn đã có dấu hiệu chững và thụt lùi.

Sau khi bứt phá mạnh vào năm 2018, thì đến giai đoạn 2019-2020, Vĩnh Hoàn đã có dấu hiệu chững và thụt lùi.

Doanh thu cũng giảm 10,5% xuống còn 7.037 tỷ đồng. So với kế hoạch kinh doanh kịch bản cao, Vĩnh Hoàn mới hoàn thành 66% mục tiêu lợi nhuận năm.

Bức tranh tài chính ảm đạm của Vĩnh Hoàn phần nào được dự báo từ sau khi khi đại dịch xuất hiện, bùng phát trên thế giới và Việt Nam, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn trong cả năm.

Sự sụt giảm về nhu cầu tiêu thụ khiến giá sản phẩm thủy sản rơi xuống các mức thấp mới. Trong tháng 10/2020, giá tôm nguyên liệu nội địa chạm mức đáy 82.500 đồng/kg, tương đương giảm 12% so với cùng kỳ và 14% so với đầu năm, trong khi giá cá nguyên liệu trong nước giảm xuống còn 17.750 đồng/kg, lần lượt giảm 14% so với cùng kỳ và 10% so với đầu năm. Càng đặc biệt hơn, khi sự sụt giảm này xảy ra ngay cả trên mức nền thấp của năm 2019.

Trong năm 2021, ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu cá tra vẫn nhận được khá nhiều kỳ vọng của giới quan sát. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục đến đâu thì còn phụ thuộc vào tiến triển "dập dịch" của các quốc gia.

Theo các nhà quan sát, sự phục hồi trong cả sản lượng và giá bán bình quân sẽ thúc đẩy tăng trưởng giá trị xuất khẩu toàn ngành xuât khẩu thủy sản trong năm, đặc biệt là nửa cuối năm 2021 khi vắc-xin được phổ biến rộng rãi hơn ở Mỹ và châu Âu, qua đó thúc đẩy tiêu thụ ở kênh nhà hàng.

Nhóm phân tích PHS nhận định, đối với thị trường truyền thống của Vĩnh Hoàn là Mỹ, nhu cầu tiêu thụ của người dân tại đây sẽ phục hồi rõ rệt, do xu hướng quan tâm đến sức khỏe giai đoạn hậu COVID-19 được nâng cao.

Cụ thể hơn, SSI ước tính, giá bán bình quân và sản lượng của Vĩnh Hoàn sẽ tăng lần lượt 10% và 15% trong năm 2021. Cuối năm doanh nghiệp có thể lãi hơn 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 26% so với cùng kỳ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Hoàn đặt kế hoạch giảm lợi nhuận 700 tỷ đồng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713867701 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713867701 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10