Vĩnh Phúc “chuyển mình” từ đại dịch

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2021 Vĩnh Phúc lại được “nhắc tên” và “điểm danh” trước làn sóng dịch lần thứ 4 quay trở lại Vĩnh Phúc.

>>Chủ tịch Quốc hội: Vĩnh Phúc cần đẩy nhanh chính quyền số, kinh tế số

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành chia sẻ với DĐDN về một năm 2021 “bận rộn” với đại dịch COVID-19.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành, vào đêm ngày 30/4/2021, Vĩnh Phúc phát hiện ra ca nhiễm đầu tiên của đợt dịch thứ 4. Từ thời điểm đó đến hết quý III/2021 là thời gian Vĩnh Phúc phải “oằn mình” chống dịch. Chỉ trong vòng 10 ngày, số ca nhiễm biến chủng Delta mới xuất hiện ở Việt Nam đã tăng lên hơn 100 ca/ngày. Chủng mới xuất hiện ở Vĩnh Phúc trước cả Bắc Ninh, Bắc Giang và trước rất nhiều so với TP.HCM.

- Nhưng theo ông, đây có phải là điều kiện để Vĩnh Phúc nhìn lại mình?

Qua đợt dịch này chúng tôi nhận thấy, đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đã rất kiên cường chống lại biến chủng mới, chống lại những tác động của dịch bệnh.

Nhìn lại kết quả năm 2021, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là khó khăn nhất đối với Vĩnh Phúc từ trước đến nay. Nhưng theo đánh giá, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng.

Đó là 18/19 chỉ tiêu Vĩnh Phúc đạt kế hoạch, trong đó có 12 chỉ tiêu vượt, 6 chỉ tiêu đạt mục tiêu, chỉ có duy nhất 1 chỉ tiêu tăng trưởng là không đạt được như kế hoạch đề ra.

Lý do mục tiêu tăng trưởng chưa hoàn thành vì ngay từ khi xây dựng kế hoạch, cơ quan đề xuất là Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đưa ra mục tiêu tăng trưởng từ 6,5 đến 7,5% cho năm 2021.

Khi trình ra thường vụ tỉnh ủy và HĐND tỉnh, ban thường vụ đã chỉ đạo HĐND quyết tâm “nâng lên” từ 8,5 – 9%, với mục tiêu áp sát tăng trưởng “hai con số”. Nhưng đến cuối năm mục tiêu này chưa thực hiện được.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2021, Vĩnh Phúc tăng trưởng tới 14,21%, 9 tháng đạt 9,62%. Cả 6 và 9 tháng/2021 Vĩnh Phúc luôn đứng thứ 3 về tăng trưởng của cả nước. Đến cuối năm mức tăng trưởng trung bình đạt 8,02%, đây là con số do Tổng Cục thống kê thông báo.

- Dù chưa đạt mục tiêu, nhưng với mức tăng trưởng 8,02%, cũng là con số đáng tự hào, nếu so với mức tăng trưởng chung của cả nước là 2,58%, thưa ông?

Mặc dù thu ngân sách năm 2021 gặp nhiều khó khăn do chịu tác động của dịch bệnh, nhưng tổng thu trên địa bàn Vĩnh Phúc vẫn đạt 32.896 tỷ đồng, đạt 107% so với dự toán.

Thực tế, ngay từ đầu năm chúng tôi cũng đã dự báo để đạt được con số này cũng rất khó khăn, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm. Vĩnh Phúc được đánh giá là tỉnh phát triển nhưng lại bị phụ thuộc rất lớn vào đầu tư nước ngoài.

Trong khi, năm 2021 chỉ tiêu đầu tư nước ngoài lại sụt giảm gần 30%. Với khối lượng giảm đến 30%, tương đương giảm tổng thu gần 4.000 tỷ đồng như vậy thì nguồn thu nào có thể bù đắp?

Chúng tôi đã xác định và tính toán khai thác từ các nguồn thu khác. Đó là các khoản thu từ các doanh nghiệp trong nước và các khoản thu nội địa đã vượt lên và tăng cao hơn. Cụ thể, khu vực FDI hụt thu hơn 3.000 tỷ đồng, song các khu vực khác lại tăng cao, như thu ngoài quốc doanh tăng 27%...

Chúng tôi mừng bởi sự thay đổi này, vì tỉnh đã có Nghị quyết 04 với yêu cầu phát triển phải tạo ra sự cân đối, thoát ly sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp FDI, tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

Thực tế, nhiều năm qua hiệu quả từ Nghị quyết 04 vẫn chưa cao, tỉ trọng số thu từ các doanh nghiệp trong nước và ngoài quốc doanh thấp. Nhưng trong năm 2021 đã vượt lên và đã “gánh” được phần hụt thu từ khối FDI.

Hạ tầng đô thị Vĩnh Yên từng bước xây dựng đồng bộ và hiện đại.

Hạ tầng đô thị Vĩnh Yên từng bước xây dựng đồng bộ và hiện đại.

- Điều này cho thấy, Vĩnh Phúc đã có sự “chuyển mình” không chỉ về tốc độ tăng trưởng mà cả trong cơ cấu nguồn thu?

Với tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng 13%, tổng dư nợ tăng 15%, nợ xấu được kiểm soát tốt, tỉ lệ nợ xấu là 0,79%. So với bình quân cả nước là 1,9%.

Các chỉ số về ngân hàng cũng cho thấy, mặc dù đại dịch nhưng vay cho phát triển sản xuất kinh doanh vẫn tăng, tổng nguồn vốn cho vay  với tỉ trọng vay sản xuất là trên 80%. Điều này khẳng định sự phát triển của Vĩnh Phúc trong năm 2021là rất ổn định.

- Ông có thể chia sẻ về những thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Vĩnh Phúc trong năm 2021?

Vượt qua khó khăn, thách thức do đại dịch, thu hút đầu tư nước ngoài của Vĩnh Phúc trong năm 2021 được đánh giá là thành công. Thành công thể hiện ở kết qủa thu hút đầu tư 6 tháng đầu năm dù không đạt 50% kế hoạch, song 6 tháng cuối năm lại vượt xa so với kế hoạch, với 36 dự án FDI, trên 1,025 tỷ USD, bằng 253,75% kế hoạch, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng vốn DDI cấp mới đạt 21,84 ngàn tỷ đồng, bằng gần 400% so với kế hoạch, tăng 143% so với cùng kỳ. Đã thu hút và hoàn thiện các thủ tục triển khai nhiều dự án tạo động lực cho tăng trưởng của Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo.

Các dự án khu công nghiệp, như Sông Lô I, Sông Lô II, Tam Dương I –KV2, Nam Bình Xuyên được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư nên đã tăng thêm gần 1.000 ha đất công nghiệp. Có 3 Cụm công nghiệp, gồm Hợp Thịnh, Hoàng Lâu, Đình Chu, và tăng thêm nhiều ha đất để phục vụ cho các DNNVV.

Một số các dự án, như Toto, dự án chăn nuôi bò thịt Tam Đảo giữa liên doanh vinamilk và công ty công ty Sojit của Nhật Bản đã tạo động lực tăng trưởng cho ngành nông nghiệp từ 2-3%/năm.

Vĩnh Phúc cũng nỗ lực khỏi công hoàn thành nhiều dự án lớn, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tiếp theo. Tỉnh cũng quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, hoàn thành nhiều dự án lớn, như bệnh viện sản nhi, trung tâm y tế huyện Lập Thạch, Phúc Yên, nhà kỹ thuật nghiệp vụ bệnh viện đa khoa tỉnh, đường vành đai 4 của tỉnh và chuẩn bị hoàn thành một số dự án như bệnh viện đa khoa giai đoạn 2, cầu Đầm Vạc...

Năm 2021 chúng tôi có rà soát, thống kê thì có 32 dự án trong khu công nghiệp đã hoàn thành và cho sản phẩm. Đây là tỉ lệ cũng rất đáng khích lệ. Vì thông thường, khi đại dịch Covid đến thì các dự án triển khai chậm, và các dự án không bao giờ cho ra sản phẩm vào thời điểm này, hoặc có ra sản phẩm thì cũng không bán được.

Các dự án đầu tư công, như cầu Vĩnh Phú vượt qua Sông Lô, đường ven chân núi, cầu vượt đường sắt, đường song song với đường sắt, mở rộng trục trung tâm đô thị mới Mê Linh, đường hạ tầng giao thông kết nối vùng thủ đô với địa bàn tỉnh, đài phát thanh truyền hình, thư viện tỉnh, đường trục Bắc-Nam... Đây đều là những dự án đầu tư công lớn trên địa bàn tỉnh đã và đang được khởi công.

Dù chưa đạt mục tiêu, nhưng với mức tăng trưởng 8,02%, cũng là con số đáng tự hào, nếu so với mức tăng trưởng chung của cả nước là 2,58%.

Với mức tăng trưởng 8,02%, đây là con số đáng tự hào nếu so với mức tăng trưởng chung của cả nước là 2,58%.

Năm 2021, thực hiện chỉ đạo cũng như định hướng của Nghị quyết tỉnh đảng bộ lần thứ XVII, đầu tư công có sự tập trung rất cao. Năm 2021 một số dự án lớn tạo ra vùng động lực, vùng phát triển thì các thủ tục đấu thầu dự án đã bắt đầu triển khai. Ví dụ, đường ven chân núi Tam Đảo nếu làm xong sẽ tạo ra hàng trăm ngàn ha đất phục vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ ở vùng đó.

Con đường này với tổng vốn đầu tư khoảng 1.800 tỷ đồng trong giai đoạn 1 và được kết nối với đường vành đai 5 từ Vĩnh Phúc sang Thái Nguyên. Đây là con đường được Thủ tướng rất quan tâm, nếu chúng ta làm được tuyến đường này và kết nối với sân bay Nội Bài thì sẽ mở ra một vùng động lực phát triển mới của Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, còn có trục trung tâm Mê Linh đi Hà Nội. Hiện tại trục đường này chỉ rộng 40 m, nhưng Vĩnh Phúc đã làm việc với Hà Nội và thống nhất Vĩnh Phúc sẽ làm đoạn thuộc địa phận Vĩnh Phúc và mở rộng 100 m theo đúng quy chuẩn. Còn Hà Nội sẽ triển khai trên địa phận Hà Nội.

Như vậy, sẽ có một con đường kết nối giữa trung tâm công nghiệp Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) với đường Thăng Long – Nội Bài (Hà Nội). Đường này theo quy hoạch của Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng và kéo dài đến chân cầu Nhật Tân.

- Về ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc trong năm 2022 sẽ như thế nào, thưa ông?

Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năm 2022 tỉnh Vĩnh Phúc cũng ưu tiên công tác xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển cho giai đoạn 2021-2025. Kiên quyết tháo gỡ các điểm nghẽn, đặc biệt về đất đai, môi trường đầu tư, đầu tư công.

Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả, chính sách được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa; xử lý các tồn tại, vướng mắc trong từng lĩnh vực, khơi thông các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, phục hồi doanh nghiệp trong 1 số ngành, lĩnh vực bằng các giải pháp hỗ trợ tài chính, tín dụng.

Một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của Vĩnh Phúc trong năm 2022, là triểnkhai nhất quán 3 trụ cột. Cụ thể, phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự, môi trường. Trong đó, tập trung vào an sinh xã hội, phát triển môi trường sống, môi trường học tập, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân; xây dựng con người Vĩnh Phúc bản lĩnh, phong cách và kiến thức.

Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Phúc “chuyển mình” từ đại dịch tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714047898 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714047898 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10