VLA: Nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics phát triển xứng tầm

Diendandoanhnghiep.vn VLA hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường, tích cực thực hiện việc chuyển đổi mô hình kinh doanh.

>>>Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam muốn trở thành trung tâm logistics toàn cầu

Phát biểu tại Hội nghị thường niên Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) “Dự báo tình hình kinh tế 2023 và những thách thức đặt ra cho ngành logistics”, sáng 16/12, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA nhấn mạnh, năm 2022, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng các doanh nghiệp Hội viên của Hiệp hội nói riêng và ngành dịch vụ logistics nước ta nói chung đã vượt qua một cách mạnh mẽ, tiếp tục giữ đà tăng trưởng và phát triển bền vững, xứng với vai trò là ngành dịch vụ trọng yếu trong nền kinh tế.

Hội nghị thường niên Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) “Dự báo tình hình kinh tế 2023 và những thách thức đặt ra cho ngành logistics”.

Hội nghị thường niên Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) “Dự báo tình hình kinh tế 2023 và những thách thức đặt ra cho ngành logistics”. 

Thành tích toàn diện

Điểm qua một số nét nổi bật của Hiệp hội VLA, ông Hiệp nhận định khối lượng công việc mà VLA đã thực hiện trong năm 2022 là khá phong phú và toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.

Theo đó, đầu tiên, nổi bật là việc các Hội viên đã vượt qua khó khăn sau đại dịch để đạt kết quả kinh doanh đáng khích lệ với tỷ lệ tăng trưởng bình quân từ 12% - 15%. “Năm qua, VLA cũng đã khẳng định vai trò Hiệp hội đầu tàu trong công tác phản biện chính sách, với kết quả thành công qua việc TP. Hồ Chí Minh và TP. Hải Phòng miễn, giảm thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển áp dụng cho hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa”, ông Lê Duy Hiệp chia sẻ.

Trong nhiều năm, VLA đã kiên trì khuyến nghị Chính phủ về việc kiện toàn bộ máy quản lý dịch vụ logistics và kết quả là từ 1/12/2022 Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương nhiệm vụ là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngành logistics qua Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA vui mừng thông báo những kết quả tích cực của hiệp hội năm 2022.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA vui mừng thông báo những kết quả tích cực của hiệp hội năm 2022.

Bên cạnh đó, việc thành lập các hiệp hội địa phương theo nhiệm vụ nêu trong Quyết định 221/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, như Hiệp hội Logistics Hải Phòng, Hà Nội và vùng Tây Nam Bộ đều được VLA ủng hộ và kết nối với quan điểm nhất quán là các Hiệp hội logistics địa phương là một bộ phận không tách rời của công đồng doanh nghiệp Logistics cả nước mà đại diện là VLA.

Một thành công khác trong quan hệ hợp tác quốc tế là Đại hội của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) ở Busan tháng 9/2022 đã nhất trí chọn Việt Nam là nơi đăng cai Đại hội FIATA vào năm 2025, tại thủ đô Hà Nội. Tới đây, 2023 Hội nghị FIATA RAP kết hợp UNESCAP Meeting và AFFA Meeting giữa kỳ cũng sẽ được tổ chức tại Việt Nam. 2023 sẽ có triển lãm ViLOG 2022 lần đầu tiên ở quy mô lớn tại TP.HCM Trung tâm SEEC giữa VLA và Vinexad. Một vinh dự to lớn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

Công tác phát triển hội viên năm qua đạt cao nhất trong nhiều năm qua với số lượng hội viên tính đến hết tháng 11/2022 là 659, trong đó có 128 hội viên gia nhập trong năm. 

Chủ tịch VLA cũng vui mừng thông báo ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực VLA đã vừa được Hội nghị thường niên Liên đoàn Giao nhận Vận tải ASEAN (AFFA) lần thứ 32 tổ chức tại Vientiane, Lào nhất trí bầu chọn trở thành Phó Chủ Tịch AFFA , kiêm Chủ Tịch Nhóm công tác Logistics phát triển bền vững.

VLA thông tin Phó Chủ tịch Thường trực VLA đã vừa được Hội nghị thường niên Liên đoàn Giao nhận Vận tải ASEAN (AFFA) lần thứ 32 tổ chức tại Vientiane, Lào

VLA thông tin Phó Chủ tịch Thường trực VLA đã vừa được Hội nghị thường niên Liên đoàn Giao nhận Vận tải ASEAN (AFFA) lần thứ 32 tổ chức tại Vientiane, Lào

Đánh giá cao vai trò của VLA trong phản biện xây dựng chính sách, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhấn mạnh, đây là đóng góp quan trọng của VLA trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp logistics, đơn cử như vấn đề thu phí hạ tầng, tháo gỡ khó khăn từ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đề xuất phát triển đội tàu container quốc tế, góp phần kiện toàn công tác quản lý nhà nước về logistics, tham gia hoạt động của Ủy ban 1899 ...

Đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa lớn của VLA trong giành quyền đăng cai FWC 2025, ông Hải khẳng định đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp trong nước có cơ hội kết nối với doanh nghiệp nước ngoài. Cũng như các hoạt động đẩy mạnh công tác đối ngoại để Phó Chủ tịch VLA được bầu làm Phó Chủ tịch AFFA, tham gia dự án Hộ chiếu Logistics thế giới WLP

Bên cạnh đó, nhắc tới việc VLA triển khai dự án trọng điểm Nghiên cứu và triển khai Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh (PLCI) và 7 dự khác, thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số..., ông Hải khẳng định đây là những thành tích nổi bật.

Đánh giá cao vai trò của VLA trong phản biện xây dựng chính sách, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

 Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đánh giá cao vai trò của VLA trong phản biện xây dựng chính sách.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cũng nhấn mạnh việc VLA chú trọng phát triển hội viên, phổ biến cho hội viên các quy định của FIATA, tập huấn về những quy định mới trong chính sách hải quan, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động giao nhận hàng hóa với Lào, Campuchia.

Thách thức song hành

Chỉ ra những thách thức với ngành logistics năm 2023 và giai đoạn tới, ông Trần Thanh Hải đánh giá, về thuận lợi, logistics đang nhận được sự quan tâm thích đáng của Lãnh đạo các cấp, từ Trung ương, Bộ ngành đến địa phương: bổ sung dịch vụ logistics vào Nghị định 96, Thủ tướng Chính phủ cũng đã tuyên bố "Việt Nam muốn trở thành trung tâm logistics, trung tâm trung chuyển",...

Đầu tư vào hạ tầng logistics được đẩy mạnh như trong hoàn thiện đường cao tốc, sân bay, cảng biển, trung tâm logistics. Sản xuất và thương mại của Việt Nam vẫn trên đà gia tăng, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn cần sử dụng dịch vụ logistics. Lực lượng doanh nghiệp trong ngành tăng nhanh, lớn mạnh và có thêm các Hiệp hội ra đời, trong đó có cả Hiệp hội khá đặc thù như phát triển nhân lực logistics.

Các Hội viên đã vượt qua khó khăn sau đại dịch để đạt kết quả kinh doanh đáng khích lệ với tỷ lệ tăng trưởng bình quân từ 12% - 15%.

Các Hội viên đã vượt qua khó khăn sau đại dịch để đạt kết quả kinh doanh đáng khích lệ với tỷ lệ tăng trưởng bình quân từ 12% - 15%.

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức mà ngành phải đối mặt. Như kinh tế thế giới suy thoái do tác động của chiến sự tại Ukraina, khả năng tác động đến tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu, gây ra tác động dây chuyền đến dịch vụ logistics.

 Cước vận tải container giảm, tuy nhiên các yếu tố bất ổn đe dọa tính bền vững của chuỗi cung ứng vẫn hiện hữu (dịch bệnh, thiên tai, xung đột, ...). Bên cạnh đó, xu hướng xanh hóa hoạt động thương mại là trào lưu tất yếu, sẽ tạo ra tiêu chuẩn cao hơn, đồng nghĩa với việc thêm chi phí nhiều hơn cho hoạt động thương mại và logistics (ví dụ EU đánh thuế carbon).

>>>Tăng cường hợp tác logistics - thúc đẩy "dòng chảy" thương mại ASEAN

Nâng cao năng lực doanh nghiệp

Từ thực tế này, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đã giao một số nhiệm vụ VLA và doanh nghiệp nên lưu ý tập trung trong thời gian tới.

VLA chia sẻ đồng hành cùng doanh nghiệp trong bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và Việt Nam.

Phó Chủ tịch VLA Nguyễn Thanh Bình khẳng định VLA chia sẻ đồng hành cùng doanh nghiệp trong bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và Việt Nam.

Trước hết, phản ứng nhanh nhạy hơn nữa với các vấn đề thực tiễn của thị trường logistics. Theo đó, logistics liên quan đến tất cả các ngành sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Do vậy, các vấn đề nảy sinh rất đa dạng và thường xuyên. Ví dụ vấn đề công chức hải quan gây khó khăn cho hàng quá cảnh tại TPHCM, 4 doanh nghiệp đã lên tiếng, tuy nhiên VLA và các Hiệp hội liên quan khác chưa có tiếng nói.

Bên cạnh phản biện chính sách, ông Hải cho rằng VLA cần phát huy vai trò tư vấn chính sách. Báo cáo với Chính phủ về việc cải tổ Ủy ban 1899 trong tình hình mới, trong đó chính thức kiến nghị đưa VLA thành một thành viên của Ủy ban. Định hướng cho hội viên những xu hướng mới trong logistics như logistics đô thị, logistics thương mại điện tử, logistics nông sản, logistics xanh.

Về phía doanh nghiệp, ông Trần Thanh Hải cho rằng, các doanh nghiệp logistics cũng phải nắm bắt để kịp thời nâng cấp, cập nhật, ví dụ các hãng tàu trong việc sử dụng nhiên liệu, các doanh nghiệp giao nhận chuyển sang sử dụng xe điện, các trung tâm logistics chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời, doanh nghiệp sử dụng bao bì tái chế,..

Đánh giá sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp logistics Việt Nam và doanh nghiệp logistics nước ngoài là rất gay gắt. trong khi chính doanh nghiệp Việt Nam lại chưa vươn ra thị trường quốc tế, "sân nhà" trở nên chật chội, do đó, ông Hải kêu gọi doanh nghiệp logistics Việt Nam mạnh dạn tiến ra thị trường quốc tế.

Đánh giá doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với xu hướng M&A. Ông Hải đánh giá một mặt, đây là công cụ tốt để tăng tốc độ tích tụ vốn, mở rộng quy mô doanh nghiệp để xây dựng các tập đoàn mạnh về logistics. Một mặt, đây cũng có thể là làn sóng "nuốt" các doanh nghiệp nhỏ, thậm chí các doanh nghiệp vừa và lớn nếu không có quan tâm thích đáng nhằm "chống thôn tính".

Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cũng đề nghị VLA quan tâm và mở rộng tầm phủ sóng của Hiệp hội, đặc biệt là đối với các địa phương Miền Bắc, Miền Trung.

Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cũng đề nghị VLA quan tâm và mở rộng tầm phủ sóng của Hiệp hội, đặc biệt là đối với các địa phương Miền Bắc, Miền Trung.

Nhắc việc Tổ chức tốt Triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam (VILOG), Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận định, đây là triển lãm chuyên ngành đầu tiên về logistics, và cũng là một nhiệm vụ đã giao cho Hiệp hội tại Quyết định 200/QĐ-TTg. Không chỉ là nơi trưng bày năng lực, thành tựu của doanh nghiệp mà còn là cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối với khách hàng và doanh nghiệp nước ngoài.

Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cũng đề nghị VLA quan tâm và mở rộng tầm phủ sóng của Hiệp hội, đặc biệt là đối với các địa phương Miền Bắc, Miền Trung, khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu hội viên. Đồng thời khẳng định, mặc dù một số địa phương đã thành lập các Hiệp hội Logistics riêng của tỉnh thành, nhưng vai trò của VLA với tư cách Hiệp hội cấp quốc gia là không thể thay thế.

ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực VLA, Phó Chủ tịch AFFA

Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch AFFA, Phó Chủ tịch thường trực VLA cho biết trong công tác phản biện chính sách năm 2023, VLA sẽ trọng tâm vào giảm chi phí logistics, phát triển ngành dịch vụ logistics, công tác Hải quan.

Bên cạnh đó, VLA cũng cần tư có một kế hoạch hoạt động dài hơi, với thời hạn 5 năm hoặc 10 năm (không phụ thuộc vào nhiệm kỳ Đại hội của Hiệp hội). "Đặc biệt, cần có một Chiến lược về việc nâng cao năng lực doanh nghiệp dịch vụ logistics. Chính phủ đã có đưa vấn đề này vào Quyết định 200/221, nhưng dù sao cũng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, còn bản thân các doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ động, có mục tiêu, kế hoạch, bước đi của riêng mình, trong đó có phối hợp, tận dụng những kết quả từ Chiến lược của Chính phủ", ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Tiếp thu những ý kiến này, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực VLA, Phó Chủ tịch AFFA cho biết, năm 2023 là năm bản lề của Nhiệm kỳ VIII (2021-2024), kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hiệp hội, năm đầu tiên Hiệp hội triển khai việc chuẩn bị đăng cai FWC 2025, một sự kiện có ý nghĩa nâng tầm Hiệp hội, năm nền kinh tế có bước phát triển mới sau đại dịch Covid-19 tạo động lực mạnh mẽ cho ngành dịch vụ logistics nước ta.

Tuy nhiên năm 2023 Ngành dịch vụ logistics cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do tác động của quan hệ cung cầu thế giới. Vì vậy phương hướng hoạt động của Hiệp hội sẽ tập trung vào các nội dung cụ thể, thứ nhất, về công tác phản biện chính sách, tiếp tục phát huy vai trò của Hiệp hội trong công tác phản biện chính sách xã hội. Trọng tâm vào công tác giảm chi phí logistics, công tác phát triển ngành dịch vụ logistics, công tác Hải quan.

Ban công nghệ và đổi mới sáng tạo VLA khẳng định

Ông Trần Chí Dũng, Trưởng Ban công nghệ và đổi mới sáng tạo VLA khẳng định hỗ trợ doanh nghiệp hội viên tích cực chuyển đổi mô hình kinh doanh thích ứng với biến đổi và bối cảnh mới.

Tập trung kiến nghị Chính phủ bình ổn giá xăng dầu, không thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu trong năm 2023; có chính sách ưu tiên riêng đối với mặt hàng này dành cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, logistics. Qua đó giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển, góp phần giảm chi phí logistics, vì xăng dầu chiếm khoảng từ 30-35% chi phí vận tải. Giảm thu phí về giao thông vận tải, như phí hạ tầng cảng biển (Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh), phí vận tải đường bộ.

Thứ hai, về chuyển đổi số, Hiệp hội và hội viên thực hiện có hiệu quả công tác “Chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo” mà Nghị quyết Đại hội VIII của Hiệp hội đã đề ra. Chú trọng vào hoạt động logistics thông minh, logistics xanh, logistics phục vụ nông nghiệp, thiết thực nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, góp phần giảm chi phí logistics toàn ngành. Cụ thể: Thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa, đường sắt; Phát triển hợp tác giữa các doanh nghiệp vận tải nội địa để tìm phương thức tối ưu hóa vận tải (tái sử dụng container rỗng); Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn vận tải nội địa.

Hiệp hội hoàn thành một số dự án có ý nghĩa thiết thực đối với Hội viên, như E-DO hàng container chung chủ; áp dụng Mô hình Buy-Ship-Pay:  thực hiện thử nghiệm trên 2 sản phẩm nông sản (seafood và coffee), kết hợp với công ty đã có giải pháp tại Singapore chạy thử; ứng dụng FIATA E-BL.

Toàn cảnh Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ thứ ba về nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường, ông Khoa cho biết, các doanh nghiệp hội viên tích cực thực hiện việc chuyển đổi mô hình kinh doanh giao nhận vận tải truyền thống sang kinh doanh mới với ứng dụng khoa học công nghệ số, hiện đại, do đó, cần sớm triển khai các hệ thống có tính năng kỹ thuật cao hơn (trên thực tế không khác nhiều với các Global Forwarders), thông qua hình thức thuê phần mềm như dịch vụ (SaaS) đồng thời tham gia vào các nền tảng giao nhận vận tải toàn cầu hiện đang hoạt động.

Xây dựng các doanh nghiệp 3PL đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong nước và thế giới. Phát triển một số doanh nghiệp 4PL. Tận dụng các điều kiện thuận lợi do các FTA thế hệ mới mang lại, mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ logistics ở thị trường truyền thống và thị trường mới, thị trường ngách.

Bên cạnh đó là tiếp tục các hoạt động về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức sự kiện, kết nối kinh doanh, hoàn thành Dự án Nghiên cứu Chỉ số LPI, tiếp tục làm tốt công tác phát triển Hội viên, xây dựng Hiệp hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VLA: Nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics phát triển xứng tầm tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713253024 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713253024 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10