VN-Index trong ngắn hạn về vùng 1.280-1.300 điểm

Diendandoanhnghiep.vn Theo MBS, nhịp giảm này là cơ hội để tích lũy cố phiếu cho chiến lược đầu tư từ 3 đến 6 tháng tới, khi dòng tiền đứng ngoài đã giải ngân 2 phiên liên tiếp. 

hôm 23/08 chỉ số VN-Index đứng đầu toàn cầu về mức sụt giảm theo ngày.

Ngày 23/08, chỉ số VN-Index đứng đầu toàn cầu về mức sụt giảm theo ngày.

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh sau khi số ca nhiễm tiếp tục đạt mức kỷ lục và TP.HCM áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn để kiểm soát dịch bệnh.

Đóng cửa phiên 23/8, chỉ số VN-Index giảm 30,57 điểm xuống 1.298,86 điểm, trong đó chỉ số VN30 giảm 38,45 điểm còn 1.412 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 101 mã tăng / 282 mã giảm, ở rổ VN30 có 3 mã tăng, 26 mã giảm và 1 mã giữ tham chiếu.

Thanh khoản thị trường tiếp tục giữ ở mức cao với giá trị khớp lệnh đạt hơn 24.775 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn ra không mấy tích cực khi họ tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 340 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 264 triệu USD (-30,1% YoY), giảm 41% so với nửa cuối tháng 7 do công suất sụt giảm từ 30 -70% khiến cổ phiếu thủy sản giảm giá ở ANV (-6,8%), VHC (-5,7%).

Cổ phiếu ngành thép giảm giá ở HSG (-3,2%), HPG (- 3,1%) trước thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên sản xuất và tiêu thụ thép trong tháng 7/2021 chững lại, cụ thể sản xuất thép các loại đạt 2,4 triệu tấn (-6,46% MoM) và tiêu thụ ngang mức tháng 6/2021 đạt 2,1 triệu tấn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được gần 3,5 triệu tấn gạo với trị giá 1,88 tỷ USD, giảm 12,69% về sản lượng và giảm 3,1% về giá trị bởi đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến giá cổ phiếu ngành gạo giảm giá ở LTG (-5,3%). Khối ngoại bán ròng ở FUEVFVND (-0,8%), HPG (-3,1%), MSN (-5,1%).

Trong nhóm VN30 các cổ phiếu dòng ngân hàng giảm mạnh phải kể đến như ACB (-4.8%), BID (-3%), MBB (-4,3%), STB (-4.6%)…

CTCK KB Securities Việt Nam (KBSV) cho rằng, VN-Index tiếp tục trải qua một phiên giảm điểm mạnh với biên độ mở rộng về cuối phiên. Tín hiệu gia tăng của thanh khoản tại các nhịp sụt giảm phá đáy trong phiên cho thấy xu hướng giảm điểm vẫn đang có phần lấn át. Mặc dù vậy, chỉ số đang dần lùi về điểm đỡ quan trọng tại quanh 1.290, mốc then chốt quyết định đến khả năng giữ được vùng đáy 122x, nên có thể kỳ vọng vào kịch bản sẽ xuất hiện một nhịp hồi phục tại đây.  

Diễn biến chỉ số VN-Index (ảnh: KBSV).

Diễn biến chỉ số VN-Index (ảnh: KBSV).

Sau khi giảm thiểu tỷ trọng các vị thế ngắn hạn còn lại, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể kê lệnh mua trở lại một phần vị thế trading khi VN-Index về lại vùng hỗ trợ đã đề cập, nhưng ưu tiên cho các cổ phiếu sẵn có trong danh mục”, chuyên gia của KBSV khuyến nghị.

Nhận định về xu hướng thị trường ngắn hạn, CTCK BSC cho rằng, đà điều chỉnh tiếp tục khiến VN-Index mất ngưỡng hỗ trợ 1.320 điểm. Dòng tiền đầu tư thoát khỏi thị trường khi 17/19  nhóm ngành đều giảm điểm. Dòng tiền co cụm vào các nhóm ngành ít chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 như Chứng khoán và Y tế. Độ rộng thị trường duy trì trạng thái tiêu cực với thanh khoản thị trường trở về mức bình thường, cho thấy hoạt động bán tháo đang dần suy giảm. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên sàn HSX và mua ròng tại HNX. “Với phiên điều chỉnh hôm 23/08, thị trường có thể trở về vùng 1.280-1.300 điểm trong ngắn hạn”, chuyên gia BSC cho hay.

Còn theo CTCK MBS, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục có phiên giảm mạnh bất chấp dòng tiền vẫn tham gia bắt đáy mạnh mẽ. Áp lực chốt lời vẫn là nguyên nhân chính, bên cạnh đó việc mất trụ cũng là nhân tố khiến đà giảm của thị trường trở nên mạnh hơn.

Thêm 1 phiên giảm sâu là kịch bản không khó đoán khi tâm lý lo lắng về COVID-19 đang bao trùm, mức giảm phiên hôm 23/08 khá mạnh và gần tương đương với phiên giảm sâu nhất cuối tuần vừa qua. Về dao động, thị trường trong nước đang biến động mạnh hơn so với thị trường quốc tế, hôm 23/08 chỉ số VN-Index đứng đầu toàn cầu về mức sụt giảm theo ngày. Ngoài chỉ số, yếu tố thanh khoản cũng là điểm đáng chú ý trong 2 phiên vừa qua, nếu mức thanh khoản bình quân kể từ đầu tháng 8 xoay quanh 20.000 tỷ đồng thì với mức giảm 5,2% trong 2 phiên vừa qua, thanh khoản khớp lệnh bình quân lên tới hơn 30.000 tỷ đồng.

Như vậy, đã có một lượng cổ phiếu lớn được trao tay, trong đó một phần là lượng cổ phiếu cũ và một phần là lượng hàng bắt đáy mới. Với thanh khoản bình quân trước 2 phiên giảm vừa qua thì lượng margin trên thị trường là không đáng ngại do thị trường chủ yếu đi ngang. Do vậy, nhịp giảm này là cơ hội để tích lũy cố phiếu cho chiến lược đầu tư 3-6 tháng tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VN-Index trong ngắn hạn về vùng 1.280-1.300 điểm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714194096 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714194096 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10