Vốn đầu tư FDI tiếp tục là bệ phóng không chỉ cho phục hồi

Diendandoanhnghiep.vn Singapore tiếp tục dẫn đầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, không chỉ là tín hiệu sáng, kỳ vọng phục hồi sản xuất, còn là cơ hội cho bệ phóng kinh tế trong dài hạn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lý Hiển Long tham gia nghi thức khởi công các dự án mới của VSIP. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lý Hiển Long tham gia nghi thức khởi công các dự án mới của VSIP. Ảnh: VGP

>>> Nỗ lực hút dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8, vốn FDI đăng ký tháng 8 đạt 1,91 tỷ USD (giảm -32% so với tháng trước và tăng +55% so với cùng kỳ năm trước). Luỹ kế 8 tháng đạt 18,1 tỷ USD (tăng +8% so với cùng kỳ năm trước).

Vốn FDI thực hiện tháng 8 đạt 1,52 tỷ USD (giảm -2,5% so với tháng trước và tăng +23,6% so với cùng kỳ năm trước). Luỹ kế 8 tháng đạt 13,1 tỷ USD (tăng +2,3% so với cùng kỳ năm trước).

Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng Singapore vẫn tiếp tục dẫn đầu trong các quốc gia đăng ký FDI vào Việt Nam với hơn 3,83 tỷ USD (lưu ý nguồn vốn từ Singapore trong một số trường hợp có thể là nguồn vốn ẩn danh có nguồn gốc từ Trung Quốc).

Hà Nội, Bắc Ninh và TPHCM lần lượt là top 3 tỉnh thu hút lượng vốn FDI đăng ký nhiều nhất kể từ đầu năm.

Hiện nay, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore có Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Hiển Long dự, lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ công bố văn kiện ghi nhớ hợp tác gồm: phát triển 10 dự án VSIP tại các địa phương; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp của VSIP tại 4 địa phương ; Quyết định chấp thuận khảo sát tài nguyên biển của Bộ Tài nguyên & Môi trường Việt Nam và Ý định thư của Cơ quan Quản lý thị trường năng lượng (Bộ Công Thương Singapore) về đề xuất phát triển xuất khẩu điện Việt Nam sang Singapore của Liên doanh PTSC và Sembcorp. Đồng thời, các nhà lãnh đạo 2 quốc gia cũng tham gia nghi thức khởi công 3 khu công nghiệp của VSIP tại Bắc Ninh, Cần Thơ, Nghệ An; Ra mắt Trung tâm đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Singapore tại Bình Dương...

>>>Định vị bất động sản công nghiệp Việt Nam

Như vậy, tổng cộng có 3 khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) được khởi công, 4 dự án được chấp thuận đầu tư, 10 dự án mới được ký biên bản hợp tác phát triển trong sáng ngày 29/8. Điều đó hứa hẹn rằng Singapore vẫn tiếp tục dẫn đầu trong các quốc gia đăng ký FDI vào Việt Nam và vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện sẽ không dừng lại.

Chúng tôi nhận định: Các dữ liệu về FDI đã cho thấy sự tích hơn kể từ thời điểm quý 2 giúp cho nguồn vốn đăng ký lẫn thực hiện luỹ kế năm nay ghi nhận sự tăng trưởng so với năm trước. Mặc dù tốc độ tăng có sự chậm lại so với những năm trước tuy nhiên khối nghiên cứu vẫn đánh giá khá tích cực khi mà Việt Nam vẫn thu hút tốt nguồn vốn FDI trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm, điều này đi đúng so với dự phóng của chúng tôi trong báo cáo chiến lược và các dự báo cho năm 2023.

Theo dự báo của chúng tôi, trong khi câu chuyện Trung Quốc mở cửa khiến thị trường kỳ vọng về bức tranh sáng hơn cho nền kinh tế Việt Nam, và thực tế vẫn đang phần nào hỗ trợ cho cả kỳ vọng thúc đẩy mạnh hơn nữa về phục hồi du lịch lẫn bù đắp xuất khẩu suy giảm; thì FDI được dự báo vẫn tiếp tục tích cực.

Vốn FDI dài hạn vẫn đã và đang vào Việt Nam mặt khác cũng là câu chuyện liên quan đến triển vọng bất động sản khu công nghiệp (KCN). Như chúng ta đã chứng kiến trong quý I, FDI đã sụt giảm và dấu hiệu cảnh báo cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài thận trọng với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhưng sự phục hồi mới đây cùng các tín hiệu sáng từ các ký kết mới, cho thấy những nỗ lực để thu hút đầu tư nước ngoài, "dọn tổ đón đại bàng" và tăng thêm sức mạnh cho cả "chim sẻ", đã bắt đầu phát huy.

Chúng tôi tiếp tục giữ nguyên đánh giá cao cơ hội của nhóm doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp (KCN) trong dài hạn, bởi Việt Nam vẫn sẽ là quốc gia có sức hút lớn đối với những doanh nghiệp nước ngoài khi sở hữu lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với các quốc gia khác nhờ 4 yếu tố sau:

Thứ nhất, Chi phí đầu tư ban đầu thấp nhờ giá thuê đất và chi phí xây dựng thấp;

Thứ hai, Lợi thế giá nhân công cạnh tranh sẽ còn được duy trì trong thời gian dài nhờ cơ cấu dân số vàng được dự phóng sẽ kéo dài đến ít nhất 2040.

Thứ ba, Nhiều chính sách ưu đãi từ phía chính phủ đối với những doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ tư, Ngoài ra việc Chính phủ thúc đẩy đầu tư công với các công trình trọng điểm quốc gia ưu tiên hạ tầng giao thông, sẽ giúp tiếp tục nâng cao lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong tương lai. Trong khi cam kết và giải ngân FDI chậm lại, hạ tầng “lót ổ đón đại bàng” - quỹ đất BĐS KCN và giá đất được dự báo vẫn sẽ tiếp tăng. Thực tế thời gian vừa qua giá đất KCN của Việt Nam vẫn đang duy trì đà tăng khá bền vững.

Về dài hạn, FIDT cho rằng Việt Nam với nhiều lợi thế cạnh trạnh sẽ vẫn là nơi thu hút nguồn vốn FDI đặc biệt là trong xu thế dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc như hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vốn đầu tư FDI tiếp tục là bệ phóng không chỉ cho phục hồi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714405810 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714405810 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10