Trạm biến áp đã thi công lắp đặt không còn tương thích với cấp điện áp mới, dẫn đến công trình tạm ngừng khai thác hoạt động; đến nay vẫn còn vướng mắc chưa có ý kiến phân giao cụ thể...
Đây là 2 trong số hàng loạt nguyên nhân khiến dự án Trạm bơm Vực Giồng ở phường Long Sơn, TX Thái Hòa là một trong những công trình của hợp phần các trạm bơm lấy nước từ sông Hiếu của Dự án Hồ thủy lợi Bản Mồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư nhưng vẫn bị hoang suốt gần 10 năm qua khiến dư luận bức xúc.
Trạm bơm bị “lỗi thời” do dòng điện đầu vào
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, dự án Trạm bơm Vực Giồng tại xã Nghĩa Hòa, Thị xã Thái Hòa đã thi công hoàn thành ngày 30/5/2015 và được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt quyết toán hoàn thành tại quyết định số 3974/QĐ-BNN-TC ngày 19/10/2022.
Theo đó, dự án được bố trí tổng kinh phí hơn 30 tỷ đồng trích từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, hệ thống trạm bao gồm: 2 máy bơm chìm với tổng công suất 90 KW, nhà vận hành, trạm biến áp, 2 tuyến kênh chính dài gần 3 km, 4 tuyến kênh cấp 1 dài hơn 2,6 km.
>>Nghệ An: Người dân sống bất an trước trạm bơm tiền tỷ bỏ hoang
Công trình đã được các bên liên quan cho vận hành chạy thử tuân thủ theo TCVN 5639:1991 nguyên tắc cơ bản nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đến tháng 10/2021 công trình tiếp tục được vận hành chạy thử để thực hiện công tác bàn giao cho Công ty TNHH Thủy lợi Phủ Quỳ khai thác quản lý sử dụng. Qua 02 lần vận hành chạy thử cho thấy công trình hoạt bình thường, đảm bảo công suất theo thiết kế và vận hành an toàn.
Tuy nhiên, suốt gần một thập kỷ qua, người dân phường Long Sơn, TX Thái Hòa vẫn chưa được hưởng lợi từ dự án Trạm bơm Vực Giồng có kinh phí đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp.
Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Trần Lâm, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên thủy lợi Phủ Quỳ (đơn vị quản lý khai thác) cho biết: “Do công trình chưa được bàn giao nên chưa thể đưa vào hoạt động. Hiện nay, đơn vị đang chờ quyết định chính thức của UBND tỉnh. Sau khi được bàn giao, chúng tôi sẽ cố gắng để đưa vào vận hành có hiệu quả, phục vụ người dân”.
>>Nghệ An: Trạm bơm hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang suốt gần một thập kỷ
Đặc biệt, trong các nguyên nhân khiến trạm bơm nước nói trên bị bỏ hoang có một phần lỗi rất lớn do việc không thể tích hợp dòng điện lưới hiện tại khi đưa vào vận hành.
Cụ thể, theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt và thực tế thi công lắp đặt trạm biến áp sử dụng trạm 160KVA-10(35)/0,4KV phù hợp với cấp điện án tại thời điểm thiết kế. Tuy nhiên đến năm 2021, điện lực huyện Nghĩa Đàn - Thái Hòa đã nâng cấp đường dây vận hành từ 10KV lên 22 KV theo quy hoạch chung, do đó trạm biến áp đã thi công lắp đặt không còn tương thích với cấp điện áp mới, dẫn đến công trình tạm ngừng khai thác hoạt động.
Không có nguồn kinh phí?
Trước đó, vào ngày 01 và 05 tháng 7/2023, Diễn đàn Doanh nghiệp cũng đã có các bài phản ánh liên quan đến tình trạng lãng phí tại công trình dự án xây dựng Trạm bơm Vực Giồng tại phường Long Sơn, TX Thái Hòa trên hệ thống dự án trạm bơm và hệ thống mương Bản Mồng bị bỏ hoang, gây lãng phí suốt gần 10 năm qua.
>>Nghệ An: Đổ thải “bát nháo” tại hạng mục dự án hồ chứa nước bản Mồng
Thực trạng nói trên cũng đã được cử tri địa phương nhiều lần nêu ý kiến, đề nghị cấp có thẩm quyền sớm tìm ra giải pháp, khắc phục để đưa dự án vào hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân nhưng đều rơi vào trạng thái “án binh bất động”.
Mới đây, khi trả lời về vấn đề này của cử tri, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, ngoài nội dung liên quan đến phần đấu nối điện áp đầu vào còn liên quan đến kinh phí để tiếp tục đưa vào vận hành.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cũng cho rằng, theo quy định tại Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ: Các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi (Công ty TNHH MTV Thủy lợi; Các Trung tâm Quản lý Thủy nông; Tổ chức Thủy nông cơ sở) chỉ là đơn vị quản lý khai thác kết cấu hạ tầng thủy lợi, không phải là đơn vị quản lý tài sản hạ tầng kết cấu thủy lợi. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với cấp tỉnh là UBND các huyện và cấp xã (Khoản 3, Điều 3 Nghị định 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017). Do vậy gây khó khăn, bất cập trong công tác bàn giao quản lý, khai thác. Đối với trạm bơm Vực Giồng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều văn bản gửi sở Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao đơn vị khai thác quản lý tài sản, vận hành công trình nhưng đến nay vẫn còn vướng mắc chưa có ý kiến phân giao cụ thể.
Về vấn đề này hiện nay không chỉ địa bàn tỉnh Nghệ An mà nhiều tỉnh, thành đều vướng mắc trong công tác bàn giao quản lý khai thác tài sản sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng. Hiện nay Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi để tháo gỡ tồn tại vướng mắc trong công tác bàn giao khai thác quản lý tài sản. Khi chưa được bàn giao việc thay thế trạm biến áp chưa thể thực hiện vì không có nguồn kinh phí.
Theo như lý giải của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An thì hiện nay dự án chưa phát huy hiệu quả không phải do công tác thiết kế, xây dựng mà do các nguyên nhân khách quan nói trên.
Công trình sẽ đảm bảo tốt hiệu quả đầu tư sau khi lắp đặt thay thế trạm biến áp phù hợp với được dây 22KV và hoàn thành công tác bàn giao cho đơn vị quản lý, khai thác vận hành tài sản với thời gian dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 4/2023, qua đó đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử tri thị xã Thái Hoà.
Tuy nhiên, về phương án cụ thể để đưa dự án vào vận hành như thế nào, có khắc phục được những hạng mục có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng sau gần 10 năm bỏ hoang hay không, cơ quan chức năng địa phương vẫn chưa có thông báo cụ thể.
Có thể bạn quan tâm
Phía sau thủy điện Suối Choang ở Nghệ An – Bài 2: Trăm khổ đổ đầu… dân bản
00:06, 11/09/2023
Gỡ vướng dự án “treo” ở Nghệ An
12:52, 09/09/2023
Phía sau thủy điện Suối Choang ở Nghệ An – Bài 1: Chiếm dụng hàng nghìn m2 đất trái phép
11:00, 08/09/2023
Long đong nghề muối ở Nghệ An – Bài 2: Làm sao để phát triển bền vững?
01:17, 06/09/2023
Nghệ An: Loạt xe tải trọng lớn “trẩy hội… ăn đất” ở đập Hủng Cốc?
02:30, 04/09/2023