Vực dậy các Khu kinh tế Quảng Nam

TUẤN VỸ 22/11/2023 12:28

Để các Khu kinh tế Quảng Nam phát huy đúng tiềm năng, cần có giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị, nhân lực,... để thu hút nguồn hàng cũng như doanh nghiệp đến đầu tư phát triển.

>>Cải thiện môi trường đầu tư tại Quảng Nam

Quảng Nam hiện đang có 2 Khu kinh tế (KKT) gồm KKT mở Chu Lai và KKT cửa khẩu Quốc tế Nam Giang được quy hoạch từ lâu nhằm thu hút doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu,... để thúc đẩy kinh tế - xã hội cho địa phương.

Hạ tầng còn “yếu”

Hiện tại, KKT mở Chu Lai đang được Quảng Nam chú trọng đầu tư hạ tầng để thu hút doanh nghiệp đến đầu tư. Đặc biệt, tại đây có Tập đoàn Thaco Trường Hải, một doanh nghiệp quy mô, có đóng góp ngân sách lớn cho địa phương và thêm nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang đến để lựa chọn đầu tư.

Theo số liệu, từ khi thành lập đến nay Khu kinh tế mở Chu Lai đã thu hút được 197 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 74.000 tỷ đồng ở các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị nhà ở. Trong đó có 48 dự án FDI với vốn đăng ký khoảng 17.000 tỷ đồng và 149 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 57.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2017-2022, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới, tuy nhiên Khu kinh tế mở Chu Lai cũng đã thu hút được 85 dự án, với tổng vốn đăng ký 57.030 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỷ USD)

Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay các doanh nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai hoạt động tương đối ổn định và hiệu quả, đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần đưa tỉnh Quảng Nam từ một trong những tỉnh nghèo nhất nước (60% ngân sách hằng năm phụ thuộc từ nguồn trợ giúp của Trung ương) nay đã vươn lên tự chủ chi tiêu và có một phần điều tiết về ngân sách Trung ương. Những năm gần đây, Khu kinh tế mở Chu Lai luôn đóng góp khoảng hơn 60% số thu ngân sách của tỉnh Quảng Nam.

Các KKT tại Quảng Nam có nhiều lợi thế to lớn để “hấp thụ” các ưu đãi, vì vậy cần sớm triển khai hành động cụ thể nhằm thu hút được dòng vốn đầu tư đến địa phương.

Các KKT tại Quảng Nam có nhiều lợi thế to lớn để “hấp thụ” các ưu đãi, vì vậy cần sớm triển khai hành động cụ thể nhằm thu hút được dòng vốn đầu tư đến địa phương.

“KKT mở Chu Lai còn nhiều tiềm năng để phát triển du lịch - dịch vụ, đô thị, kinh tế biển, công nghiệp ô tô và cơ khí hỗ trợ, công nghiệp khí - điện, công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ silica, công nghiệp dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,... Thu ngân sách trên địa bàn KKT mở Chu Lai tăng dần qua các năm, đặc biệt trong 5 năm gần đây (2018-2022), tổng số thu ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai đạt khoảng 77.683 tỷ đồng, chiếm bình quân khoảng trên 60% tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng hơn 30.000 lao động”, ông Hồ Quang Bửu cho biết.

Trái ngược với KKT mở Chu Lai, KKT cửa khẩu Quốc tế Nam Giang từng được xem là cửa ngõ quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và là một phần của Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nhưng đến nay vẫn chưa thể phát triển xứng tầm. Cụ thể hơn, sau 16 năm thì khu vực này vẫn lâm trong cảnh “đìu hiu” khi hạ tầng chưa được đồng bộ, giao thông xuống cấp nghiêm trọng và lượng hàng hóa đến nay vẫn khá thưa thớt ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo ông Đặng Thanh Dũng - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan Quảng Nam hiện nay loại hình XNK qua Cửa khẩu Nam Giang chủ yếu là chở phương tiện xuất khẩu sang Lào, xe gỗ từ Lào về, quặng bauxite,... Ông Dũng cho biết hiện nay tại khu vực xuất/nhập vẫn chưa có cân tải trọng, chưa có bãi hạ tải để phục vụ nhu cầu thông quan.

 “Hiện tại Cửa khẩu Nam Giang vẫn chưa được đầu tư nhiều, đường sá xuống cấp nặng nề. Vì vậy, để phát triển được khu vực này vẫn còn gặp nhiều khó khăn”, ông Dũng nói.

Phương án nào vực dậy kinh tế?

Tại KKT mở Chu Lai, Quảng Nam đã xác định ngành công nghiệp chủ lực, trong đó ưu tiên công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp chế biến…lấy công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô làm ngành mũi nhọn kết hợp phát triển các ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ, hình thành và phát triển công nghiệp hàng không gắn với dịch vụ logistics, công nghiệp khí - điện,... Đồng thời, ưu tiên tập trung nguồn lực để tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông kết nối một cách đồng bộ, thông suốt để kết nối Khu kinh tế mở Chu Lai với bên ngoài.

Trong đó triên khai nạo vét tuyến luồng Cửa Lở cho tàu 5 vạn tấn, cảng hàng không quốc tế Chu Lai gắn với khu phi thuế quan tại Tam Quang, hệ thống cảng biển và logistics,... Đồng thời, tập trung triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư hoàn hiện các hạ tầng thiết yếu tại các khu công nghiệp để đảm bảo quỹ đất công nghiệp thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho hay địa phương sẽ tiếp tục tổ chức có hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư đúng đối tượng, trọng tâm, trọng điểm.Đặc biệt, chú trọng vào các tập đoàn, tổng công ty lớn có tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại, có thương hiệu, có thiện chí, trong đó tập trung thu hút dòng vốn FDI từ các nước như: Hàn Quốc, Nhật, Mỹ và châu Âu...

a

Tại KKT mở Chu Lai, Quảng Nam lấy công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô làm ngành mũi nhọn kết hợp phát triển các ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ, hình thành và phát triển công nghiệp hàng không gắn với dịch vụ logistics,...

“Ưu tiên xúc tiến các dự án có quy mô lớn, dự án sản xuất công nghiệp có các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao và các dự án có sản phẩm, dịch vụ đặc thù,  các dự án sử dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều nguyên liệu, linh phụ kiện sản xuất trong nước với hình thức liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước, các dự án của các công ty đa quốc gia có thương hiệu quốc tế và có năng lực cạnh tranh cao. Song song là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”, ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ.

Với KKT cửa khẩu Quốc tế Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cũng đã có 3 văn bản gửi Bộ GTVT liên quan đến việc đề nghị đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 14D dẫn đến cửa khẩu. Thông qua vấn đề hạ tầng giao thông được khắc phục, Quảng Nam sẽ thu hút được thêm nhiều lượng hàng hóa xuất nhập khẩu về với địa phương trong thời gian tới, bởi lẽ tuyến đường đến cảng biển Quảng Nam sẽ được rút ngắn hơn 160km so với những nơi khác, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Đồng thời, tại đây sẽ chính thức thu phí hạ tầng từ ngày 1/1/2024 sau khi được HĐND tỉnh thông qua. Tại Nghị quyết số 18 ngày 22/9/2023 của HĐND tỉnh Quảng Nam, phương tiện chịu phí bao gồm  xe có chở hàng qua cửa khẩu các loại khoáng sản (quặng nhôm,  bauxite, quặng sắt, than), chở hàng quá cảnh, hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập, hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu, chuyển cảng, gửi kho ngoại quan, các loại hàng hóa xuất nhập khẩu và các loại xe tải sử dụng mặt bằng trong khu vực đậu, đỗ qua đêm (tính từ đêm thứ hai trở đi). Số tiền thu được sẽ nộp vào ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước hoặc qua các đơn vị dịch vụ được ủy nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu Quảng Nam

    Nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu Quảng Nam

    09:43, 11/11/2023

  • Cầu nối với hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam

    Cầu nối với hệ sinh thái khởi nghiệp Quảng Nam

    10:03, 04/11/2023

  • Vận hành

    Vận hành "trái tim" của hệ thống chính quyền số Quảng Nam 1 triệu USD

    10:00, 12/10/2023

  • Quảng Nam muốn lậpp/trung tâm công nghiệp hỗ trợ

    Quảng Nam muốn lập trung tâm công nghiệp hỗ trợ

    14:45, 06/10/2023

  • Quảng Nam tìm cách đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ

    Quảng Nam tìm cách đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ

    10:01, 02/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vực dậy các Khu kinh tế Quảng Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO