WHO cảnh báo không dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch COVID-19

CẨM ANH 20/04/2022 11:25

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và các quốc gia không nên tháo bỏ các biện pháp phòng dịch quá nhanh chóng.

>>Nỗ lực tìm phương pháp điều trị hậu COVID-19

Nhiều nước châu Âu đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch

Nhiều nước châu Âu đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch COVID-19

Trên thực tế, về cơ bản, nhiều nước  đã và đang dỡ bỏ các biện pháp giãn cách, đẩy mạnh các hoạt động du lịch trong và ngoài nước nhằm “thích ứng” và “sống chung” với dịch bệnh, coi COVID-19 như bệnh đặc hữu.

Anh đã dỡ bỏ gần như toàn bộ các biện pháp y tế công cộng và giãn cách xã hội. Một số nước châu Âu khác dừng sử dụng hộ chiếu vaccine, trong khi tại châu Đại Dương, New Zealand sẽ chấm dứt quy định bắt buộc tiêm vắc xin từ tháng sau đối với nhiều nhóm đối tượng.

Tương tự, tại châu Á, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách phòng dịch COVID-19, trừ quy định bắt buộc đeo khẩu trang cả trong nhà và ngoài trời. Thông tin cho biết, riêng quy định đeo khẩu trang sẽ vẫn được áp đặt và chính phủ sẽ xem xét lại để đưa ra quyết định sau 2 tuần triển khai quy định mới. Hiện vẫn chỉ còn Trung Quốc duy trì nghiêm ngặt chính sách "zero COVID".

Tuy nhiên, theo Giám đốc WHO Châu Âu Hans Kluge cho biết, các nước cần lạc quan, nhưng thận trọng về sự phát triển của đại dịch ở Châu Âu khi các biến chủng mới vẫn liên tục xuất hiện. Đồng thời, ông cũng cho biết thêm rằng số ca nhiễm vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nhiều nước trong khu vực.

Dù được cho là gây bệnh nhẹ hơn nhưng biến thể Omicron vẫn gây nguy cơ cao cho người chưa tiêm vaccine, gây sức ép cho hệ thống y tế các nước. Bên cạnh đó, mặc dù các nước không cần phải quay trở lại các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của dịch, nhưng không thể chỉ dựa vào tiêm chủng để giải quyết đại dịch. 

Việc các ca nhiễm tăng mạnh ở châu Âu là do sự kết hợp của ba yếu tố: Dỡ bỏ các hạn chế, suy giảm khả năng miễn dịch sau khi tiêm chủng và các dòng phụ khác nhau của biến chủng Omicron. Do đó, loại bỏ quá nhanh các biện pháp hạn chế đã thúc đẩy sự lan rộng của BA.2 và cũng có thể dẫn đến sự ra đời của các biến thể khác.

>>COVID-19 sẽ thành bệnh lưu hành bình thường

Các chuyên gia WHO khuyến cáo các nước không nên dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch

Các chuyên gia WHO khuyến cáo các nước không nên dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch

“COVID-19 vẫn có khả năng gây dịch bệnh rất lớn. Số ca mắc bệnh thấp không đồng nghĩa với nguy cơ dịch thấp hơn. Còn quá sớm để các quốc gia dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng chống dịch. WHO hiện đang theo dõi bốn dòng phụ mới của biến thể Omicron. Các quốc gia cần tiếp tục thử nghiệm, giám sát và giải trình tự gen để ngăn chặn virus đột biến sang thể mới nguy hiểm hơn", ông Kluge nhấn mạnh.

Sắp tới, Nhà Trắng thông báo sẽ đồng tổ chức hội nghị thượng đỉnh Covid-19 toàn cầu lần thứ hai vào tháng sau nhằm xây dựng động lực cho việc quyên góp vaccine và chấm dứt "giai đoạn cấp tính" của đại dịch.

Các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ tiếp tục thảo luận về các chủ đề đã được đặt ra trong Hội nghị đầu tiên bao gồm các hoạt động logistic để đưa vaccine tới đối tượng tiêm chủng; xét nghiệm và điều trị cho các nhóm nguy cơ cao; nâng cao năng lực sản xuất vaccine tại địa phương và khu vực; và tăng số lượng nhân viên y tế công cộng.

Có thể bạn quan tâm

  • COVID-19 sẽ thành bệnh lưu hành bình thường

    COVID-19 sẽ thành bệnh lưu hành bình thường

    04:00, 17/04/2022

  • Hai kịch bản phòng, chống COVID-19 trong thời gian tới

    Hai kịch bản phòng, chống COVID-19 trong thời gian tới

    04:00, 14/04/2022

  • Nỗ lực tìm phương pháp điều trị hậu COVID-19

    Nỗ lực tìm phương pháp điều trị hậu COVID-19

    01:00, 31/03/2022

  • Những bài học sau đại dịch COVID-19

    Những bài học sau đại dịch COVID-19

    03:04, 28/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
WHO cảnh báo không dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO