WHO thảo luận điều kiện để tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu do COVID-19

CẨM ANH 13/03/2022 13:55

Nếu thế giới tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp do đại dịch COVID-19, liệu điều đó có thực sự đúng vào thời điểm hiện tại?

>>Thế giới tăng tốc sản xuất bộ xét nghiệm phát hiện Omicron

WHO đang thảo luận về

WHO đang thảo luận về các điều kiện để tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp do COVID-19

Mới đây, các chuyên gia y tế công cộng ở Tổ chức Y tế Thế giới đã bắt đầu thảo luận về cách thức và thời điểm để kêu gọi chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu liên quan tới COVID-19. Theo thông tin được đăng tải trên Bloomberg, các cuộc thảo luận tại trụ sở của WHO ở Geneva đang tập trung vào những điều kiện cuối cùng nhằm thông báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe y tế công cộng liên quan tới COVID-19 đã kết thúc.

Được biết, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe y tế công cộng toàn cầu liên quan tới virus SARS-CoV-2 vào ngày 30/1/2020. Gần 2 tháng sau, ngày 11/3/2020, tổ chức này tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Do đó, tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp dịch Covid-19 không chỉ là bước ngoặt mang tính biểu tượng, mà còn tạo thêm động lực cho các quốc gia triển khai thêm nhiều chính sách y tế công cộng trong giai đoạn đại dịch.

"Ủy ban Khẩn cấp Quy định Y tế Quốc tế về Covid-19 đang xem xét các tiêu chí cần thiết để tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm là đã chấm dứt," cơ quan này cho biết trong một email. "Nhưng hiện tại, chúng ta vẫn chưa đạt đến mức đó".

Trên thực tế, cho đến nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang bùng phát mạnh mẽ trên nhiều quốc gia. Chính vì vậy, WHO luôn thận trọng khi đưa ra tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Cũng như tuyên bố tình trạng khẩn cấp, quyết định chấm dứt sẽ do Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra, sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia.

>>Biến chủng Omicron không "trốn test nhanh"

Hiện tại dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới

Hiện tại dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới

Nhận định về vấn đề này, David Heymann, cựu nhà dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, cố vấn cho WHO về các đợt bùng phát dịch cho biết việc nhiều quốc gia hiện không còn dựa vào hướng dẫn của WHO khi ứng phó COVID-19 và nới lỏng các biện pháp chống dịch không đồng nghĩa với việc đây là thời điểm thích hợp cho thấy có thể tuyên bố kết thúc tình trạng y tế khẩn cấp.

Chuyên gia này nhận định, số liệu quan trọng đối với các quốc gia đang xem xét dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp là khả năng miễn dịch cộng đồng, tức tỷ lệ người dân có kháng thể sau khi mắc COVID-19 hoặc nhờ tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 98% dân số Anh đã có mức độ kháng thể nhất định có thể ngăn bệnh diễn tiến nặng. Mức độ kháng thể để đạt miễn dịch cộng đồng ở mỗi nước cũng không giống nhau. 

"Ngoài ra, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới, nguy hiểm hơn vẫn đang còn hiện hữu. Biến chủng Omicron vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Ngay cả khi các trường hợp mắc Covid-19 giảm xuống mức thấp hơn, căn bệnh này vẫn có khả năng gây ra hàng nghìn ca tử vong hàng năm, không khác gì những căn bệnh khác như sốt rét và lao. Do đó, vẫn cần thêm dữ liệu tại nhiều khu vực để có cái nhìn tổng quát về tình hình dịch COVID-19 hiện nay", ông Heymann nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho biết, WHO đang cố gắng dự đoán về thời điểm thích hợp, nhưng do các nước hiện đang thay đổi chiến lược chống dịch khác nhau, làm điều này càng trở nên khó khăn hơn. Biến chủng Omicron rất dễ lây lan và có tốc độ lây nhiễm nhanh, trong khi một số quốc gia không có đủ năng lực để triển khai xét nghiệm cho tất cả mọi người do số lượng bệnh nhân không có triệu chứng chiếm phần lớn.

Chính vì vậy, bức tranh mà thế giới đang thấy không phản ánh đầy đủ số ca nhiễm chính xác so với những gì đã xảy ra khi đại dịch bùng phát và khi chủng Delta bắt đầu lan rộng.

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Nga Melita Vujnovic cho biết, nếu không có thêm những đợt bùng phát lớn nào sau biến chủng Omicron, đại dịch có thể kết thúc vào năm 2022. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là virus sẽ biến mất hoàn toàn.

"Mặc dù sẽ không có những đợt bùng phát dịch lớn như hai năm vừa qua, nhưng điều đó không có nghĩa là virus sẽ biến mất. Hiện tại, vẫn có sự lạc quan thận trọng rằng các đợt bùng phát lớn sẽ kết thúc một khi Omicron lây lan trên toàn cầu", bà Vujnovic nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng “tàng hình” đang chiếm ưu thế

    TP.HCM: Biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng “tàng hình” đang chiếm ưu thế

    16:28, 09/03/2022

  • Biến chủng Omicron không

    Biến chủng Omicron không "trốn test nhanh"

    00:36, 05/03/2022

  • Dấu hiệu đau đầu cảnh báo nhiễm biến chủng Omicron

    Dấu hiệu đau đầu cảnh báo nhiễm biến chủng Omicron

    01:23, 23/02/2022

  • Thế giới tăng tốc sản xuất bộ xét nghiệm phát hiện Omicron

    Thế giới tăng tốc sản xuất bộ xét nghiệm phát hiện Omicron

    05:00, 09/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
WHO thảo luận điều kiện để tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu do COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO