TP.HCM: Biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng “tàng hình” đang chiếm ưu thế

Diendandoanhnghiep.vn Thông tin trên được Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nêu tại tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM mới đây.

>>>Thay đổi nhận thức để coi COVID-19 là bệnh đặc hữu

Vắc xin vẫn có hiệu quả bảo vệ

Báo cáo tại buổi họp, ông Tăng Chí Thượng cho biết, tuần qua trên thế giới số ca mắc mới COVID-19 và số ca tử vong trên thế giới đã giảm. Tuy nhiên, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nổi lên với số ca nhiễm mới cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực. Do đó, câu hỏi đặt ra liệu ngoài biến chủng Omicron thì còn làn sóng dịch COVID-19 nào mới hay không?

Theo ông Tăng Chí Thượng, hiện nay ở TP.HCM, biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng “tàng hình” đang chiếm ưu thế.

Theo ông Tăng Chí Thượng, hiện nay ở TP.HCM, biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng “tàng hình” đang chiếm ưu thế.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, việc các chuyên gia đặt vấn đề có làn sóng mới hay không là câu hỏi thiết thực, vì mỗi làn sóng đều gắn với một biến chủng mới. Hiện trên thế giưới đang đối mặt với làn sóng thứ 3 gắn với biến chủng Omicron, cùng 2 dòng phụ là BA.1 và BA.2. Đây là biến chủng mới nhất được ghi nhận đầu tiên tại Châu Phi và Ấn Độ, có khả năng lây lan nhanh hơn biến chủng đầu tiên.

Theo ông Thượng, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khẳng định, vắc xin vẫn có khả năng bảo vệ cơ thể khi nhiễm biến chủng BA.2 nhưng không đủ sức để giúp cơ thể không bị lây nhiễm. Do đó, chiến dịch tiêm chủng vắc xin vẫn cần được đẩy mạnh, dù biến chủng BA.2 đã chiếm ưu thế.

Thông tin về số liệu của biến chủng Omicron trên địa bàn, ông Thượng cho biết, kết quả tầm soát ngẫu nhiên 119 trường hợp mắc COVID-19 ghi nhận 103 người nhiễm biến chủng Omicron, chiếm 86%. Tuy nhiên, để biết chi tiết là BA.1 hay BA.2 thì cần phải giải mã trình tự gien. Qua giải mã trình tự gien 67 mẫu ghi nhận có 24 trường hợp nhiễm biến thể BA.1, và 43 trường hợp nhiễm biến thể BA.2. Như vậy, biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng “tàng hình” đang chiếm ưu thế.

TP.HCM vừa có BA.1 và BA.2, điều đó giải thích vì sao tốc độ lây lan ở Thành phố nhanh như vậy. Chúng ta cũng không nên quá lo lắng chủng mới xuất hiện ở Thành phố, vì thực tế nó đã diễn ra rồi”, ông Thượng nhìn nhận.

Về việc nếu có làn sóng dịch mới do biến chủng BA.2 gây ra thì vắc xin còn hiệu quả hay không? Bác sĩ Thượng nhận định biến chủng BA.2 lây lan nhanh hơn BA.1. Nếu có làn sóng dịch mới thì vắc xin vẫn có hiệu quả bảo vệ cơ thể không bị bệnh nặng. Tuy nhiên, vắc xin không đủ để chống chọi không bị nhiễm. Do đó, chiến dịch tiêm vắc xin vẫn phải được đẩy mạnh.

Trước những diễn biến mới của dịch bệnh trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu Sở Y tế tiếp tục giám sát biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng “tàng hình” để cảnh báo và có biện pháp phù hợp dựa trên ý kiến cơ quan chức năng là Bộ Y tế, WHO. Tránh lơ là, mất cảnh giác nhưng tránh lo lắng thái quá dẫn đến những xáo động không tốt.

Người đứng đầu chính quyền TP.HCM đặc biệt quan tâm đến phòng chống dịch ở trường học, đồng thời yêu cầu tăng cường các biện pháp để đảm bảo an toàn cho học sinh, nhất là các em dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin.

“Số ca nhiễm đang tăng ở nhóm này và lây lại cho người nhà. Làm sao để kiểm soát được cho trẻ em có nguy cơ, người nhà có nguy cơ để thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu.

Tiếp tục chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Nhằm đối phó vơi tình hình số ca nhiễm COVID-19 tăng cao, UBND TP.HCM chỉ đạo ngành Y tế tiếp tục thực hiện chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ cao, người trên 65 tuổi, có bệnh lý nền, đồng thời tách người nhiễm COVID-19 ra khỏi người có nguy cơ cao.

TP.HCM mở đợt cao điểm của chiến dịch tại thời điểm hiện nay hướng đến những người thuộc nhóm nguy cơ cao là rất cần thiết nhằm giảm số trường hợp mắc COVID-19 nặng và góp phần giảm tử vong.

TP.HCM mở đợt cao điểm của chiến dịch bảo vệ người nguy cơ cao tại thời điểm hiện nay hướng đến những người thuộc nhóm nguy cơ cao là rất cần thiết nhằm giảm số trường hợp mắc COVID-19 nặng và góp phần giảm tử vong.

Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, thời gian gần đây, tuy số ca tử vong do COVID-19 vẫn duy trì ở mức thấp nhưng số ca mắc mới trên địa bàn tăng nhanh, tương ứng số ca nặng, số ca thở máy có xu hướng tăng.

Theo kết quả phân tích của ngành y tế, phần lớn các trường hợp nặng và tử vong do COVID-19 trên địa bàn Thành phố có đặc điểm chung là người trên 65 tuổi và có bệnh nền; có trường hợp vẫn chưa tiêm vắc xin COVID-19. Đặc biệt, khi có triệu chứng cần nhập viện thì những trường hợp này đã ở mức độ nặng và chưa được phát hiện là F0 trước đó nên chưa được sử dụng thuốc kháng vi rút.

Trước đó, UBND TP.HCM đã phát động “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ năm 2022”, việc mở đợt cao điểm của chiến dịch tại thời điểm hiện nay hướng đến những người thuộc nhóm nguy cơ cao là rất cần thiết nhằm giảm số trường hợp mắc COVID-19 nặng và góp phần giảm tử vong.

Theo đề nghị của Sở Y tế, UBND TP.HCM phát động đợt cao điểm chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao, thời gian của đợt cao điểm từ nay đến ngày 31/3/2022; đối tượng là những người trên 65 tuổi, có bệnh nền.

UBND TP.HCM chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để cập nhật danh sách những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 65 tuổi có kèm bệnh nền). Hoạt động này hoàn thành trước ngày 15/3/2022. Triển khai thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao theo danh sách đang quản lý và danh sách đã được cập nhật. Thời gian hoàn thành xét nghiệm trước ngày 20/3.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, theo dõi sức khỏe tại nhà và được tư vấn từ xa qua mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, cấp ngay và uống thuốc kháng vi rút, chăm sóc, theo dõi theo hướng dẫn của Sở Y tế về “Hướng dẫn gói thuốc chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0”.

Đồng thời, tách F0 trong hộ gia đình ra khỏi nơi lưu trú của người thuộc nhóm nguy cơ cao đảm bảo giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19. Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.

UBND TP.HCM nhấn mạnh, nếu F0 trong gia đình là trẻ em, cần phải cách ly trẻ không để tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ cao trong gia đình. Nếu gia đình không đủ điều kiện cách ly riêng, thì người nhà nên cho trẻ nhập viện các bệnh viện nhi để điều trị. Cần lưu ý các trường hợp trẻ dưới 12 tuổi có triệu chứng sốt, nên đưa trẻ đi xét nghiệm tầm soát tại các cơ sở y tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng “tàng hình” đang chiếm ưu thế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711722498 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711722498 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10