Khoản tín dụng trên hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế, mở đường cho sự phát triển bao trùm hơn, xanh hơn và thân thiện với kỹ thuật số.
>>>Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Ban Giám đốc Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tín dụng trị giá 263,9 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế dành cho Việt Nam nhằm hỗ trợ các nỗ lực phục hồi kinh tế bao trùm, xanh và chuyển đổi số thông qua những cải cách với mục tiêu hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp và mở rộng năng lượng tái tạo.
Đây là khoản tài trợ thứ hai và cuối cùng trong chuỗi hai chương trình tài trợ Chính sách phát triển (DPF), sau khoản tài trợ đầu tiên trị giá 221,5 triệu USD được phê duyệt vào năm 2021.
Mặc dù tác động từ khoản tài trợ mới này được đánh giá đầy đủ vào năm 2024, nhưng theo WB, chương trình DPF đã đạt được những kết quả đáng kể. Hơn 140.000 doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ thuế thông qua gói giảm thuế vào năm 2021. Hơn 85.000 trẻ em được trợ cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc. Số lượng các dịch vụ công trực tuyến đã tăng gấp đôi.
Trong thời gian tới, những cải cách về thể chế và chính sách được hỗ trợ bởi chương trình này sẽ giúp thúc đẩy phục hồi nền kinh tế thông qua cải thiện môi trường thuế, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng.
>>>VBF 2023: Chú trọng hợp tác công tư PPP để phát triển năng lượng tái tạo
Những cải cách thúc đẩy phát triển xanh và chuyển đổi số tập trung vào lĩnh vực đấu thầu mua sắm công, số hóa dịch vụ công, mở rộng quy mô năng lượng tái tạo và củng cố tính bền vững tài chính của ngành điện. Ngoài ra, những cải cách được hỗ trợ bởi chương trình này dự kiến sẽ giúp cải thiện hơn nữa việc cung cấp dịch vụ công cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết: “Những cải cách được hỗ trợ bởi khoản tín dụng này sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch COVID-19 và các cú sốc giá hàng hóa sau đó, đồng thời mở đường cho sự phát triển bao trùm hơn, xanh hơn và thân thiện với kỹ thuật số. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Chính phủ trong quá trình thực thi những cải cách này và hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra”.
Có thể bạn quan tâm
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách thúc đẩy phục hồi kinh tế
17:15, 24/06/2023
Du lịch là điểm sáng trong phục hồi kinh tế
18:35, 10/04/2023
Tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế
12:00, 22/01/2023
TP.HCM phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19: “Những con số biết nói”!
01:00, 02/10/2022
Đã bố trí đủ vốn gói phục hồi kinh tế: Hấp thụ “gói” thúc đẩy đầu tư công
03:00, 13/08/2022
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Động lực phục hồi kinh tế đo bằng "sức sống" doanh nghiệp
01:19, 26/05/2022
Ổn định đời sống, tăng năng suất lao động để phục hồi kinh tế
05:30, 01/05/2022
Chương trình phục hồi kinh tế: Rút ngắn khoảng cách giữa chính sách và thực thi
03:50, 20/04/2022
Đà phục hồi kinh tế Việt Nam diễn biến ra sao trong quý 2?
00:30, 13/04/2022