Nhiều chuyên gia khẳng định, xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng tay nghề.
Trong một Hội thảo về chủ đề giáo dục nghề nghiệp, Thủ tướng đã nói tới ba vấn đề quan trọng trong giáo dục nghề nghiệp là “xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp”; “nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục, trường nghề” và “có cơ chế ưu đãi thích hợp với doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này, đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp”.
Đã đến lúc phải nâng cao chất lượng tay nghề
Hồi tháng 1/2019, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ LĐ-TB-XH, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp báo cáo rằng: năm 2018, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,6% và mục tiêu phấn đấu năm 2019 là tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 60-62%.
Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện tranh cãi về tỷ lệ lao động qua đào tạo giữa các cơ quan chức năng. Tới nỗi, nhiều chuyên gia còn khẳng định rằng chỉ tiêu lao động đã qua đào tạo đã được “bịa ra” ra để lừa doanh nghiệp. Quan điểm này ngay lập tức đã tạo nên nhiều luồng ý kiến trái chiều. Và để yên lòng dư luận, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đã phải lên tiếng giải thích về phương pháp tính toán chỉ tiêu này.
Theo ông Diệp, từ 2014 thì Bộ LĐ-TB-XH đã được Chính phủ giao nhiệm vụ thu thập, tổng hợp chỉ tiêu “Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo”. Cục Việc làm của bộ đã dựa trên cơ sở Dữ liệu Cung lao động được cập nhật hằng năm do Cục này triển khai từ năm 2010 trở lại đây. Và những dữ liệu ấy dựa trên thông tin hiện có từ 21 triệu hộ gia đình.
“Như vậy, số liệu công bố về tỷ lệ lao động qua đào tạo là hoàn toàn có cơ sở, từ dữ liệu của 21 triệu hộ gia đình chứ không ai bịa ra số liệu này và có ý định lừa thiên hạ cả”, ông Diệp nói.
Những tranh cãi như vậy về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có thể sẽ vẫn khó có điểm dừng. Bởi rất có thể mỗi một cơ quan nghiên cứu, thống kê về lao động – việc làm đều có cái lý của mình.
Cần Hiệp ước cho 3 nhà đào tạo nghề
Còn trong thực tế rất có thể sự thật khá phũ phàng. Thủ tướng Chính phủ cho rằng, mặc dù thứ hạng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam đã tăng 13 bậc (hiện xếp thứ 102 trên thế giới) nhưng đây chưa phải là thứ hạng cao, Việt Nam cần phải nỗ lực để được xếp vào top 50 quốc gia có nền giáo dục nghề nghiệp tốt nhất.
Ngân hàng Thế giới khi báo cáo về Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam đã nhận xét tổng quát: “Mặc dù thành tựu về biết đọc, viết và tính toán của người lao động Việt Nam rất ấn tượng, nhiều công ty Việt Nam vẫn không tìm được đủ số lượng người lao động có kỹ năng phù hợp”.
Có lẽ đó cũng là những lý do để Diễn đàn Quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” được tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn nói rằng: “Nâng cao kỹ năng nghề là vấn đề toàn cầu, nhất là với các quốc gia đang phát triển, trình độ tay nghề thấp như Việt Nam. Kinh nghiệm đúc rút cho thấy khi nhiều điều kiện khác không thay đổi thì tay nghề lao động sẽ góp phần quyết định sự phát triển của đất nước”.
Muốn vậy, Thủ tướng cho rằng Việt Nam cần làm tốt 3 công việc. Đầu tiên chính là xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp thông qua việc huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo. Thứ hai nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục, trường nghề. Theo đó, để giáo dục nghề nghiệp tốt các đơn vị cần có tư duy mới trong đào tạo. Thứ ba là Chính phủ có cơ chế ưu đãi thích hợp với doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này và đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH cần phải nghiên cứu để hình thành một hiệp ước xã hội liên minh hợp tác giữa nhà trường, nhà nước và doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
Có thể bạn quan tâm
15:16, 17/12/2019
11:14, 13/12/2019
11:00, 23/12/2019
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam cần phải xây dựng cho được những mô hình giáo dục nghề nghiệp tiên tiến, bắt kịp chuẩn đào tạo nghề nghiệp của quốc tế, từ đó nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề cho lao động, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.