Xăng giả, xăng lậu lộng hành từ “kẽ hở” chính sách

Diendandoanhnghiep.vn Xoay quanh câu chuyện xăng giả, xăng lậu, bên cạnh trách nhiệm quản lý hệ thống kinh doanh xăng dầu, nhiều chuyên gia cho rằng, các quy định hiện hành vẫn còn nhiều “kẽ hở”…

 Phong tỏa, kiểm soát cây xăng tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Thanh Niên)

Phong tỏa, kiểm soát cây xăng tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Thanh Niên)

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, trước hiện trang xăng giả, xăng lậu hoành hành thời gian vừa qua, không ít dấu hỏi đã được đặt ra, bên cạnh câu chuyện quản lý, sự tiếp tay từ hệ thống bán lẻ, nhiều chuyên gia cho rằng, việc trao “đặc quyền” cho thương nhân phân phối là “kẽ hở” dẫn đến tình trạng xăng giả lộng hành...

Tiếp tục chặt… “vòi bạch tuộc”

Tiếp tục mở rộng đấu tranh với đường dây buôn lậu, pha chế và mua bán xăng giả, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Cục Cảnh sát Hình sự và một số đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an với sự hỗ trợ của Công an TP. Hồ Chí Minh, Công an tỉnh Long An đồng loạt khám xét khẩn cấp tại 6 địa điểm kinh doanh xăng dầu là trạm xăng, trụ sở Công ty TNHH thương mại Huỳnh Khang và Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Bình Long.

Cụ thể, ngày 28/3, lực lượng Công an đã khám xét trụ sở Công ty TNHH TM Huỳnh Khang trên đường Trần Đại Nghĩa, ấp 1 xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh; DNTN xăng dầu Bình Long tại số 662 đường Bình Long, phường Tân Quý, quận Tân Phú và công ty TNHH TM DV Tân Vĩnh tại số 243/92 Tôn Thất Thuyết, phường 3, quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

Cùng với đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã thi hành hành Lệnh bắt khẩn cấp bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với Lê Hùng Phong, trú tại khu dân cư Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân và Đỗ Văn Ba, trú trên đường số 27, phường 6, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh để điều tra về hành vi “Buôn lậu”.

Qua khám xét, lực lượng Công an đã thu giữ nhiều tài liệu, hóa đơn chứng từ liên quan đến đường dây sản xuất buôn bán xăng giả do Phan Thanh Hữu cầm đầu và lấy mẫu xăng tại các điểm kinh doanh xăng dầu kể trên để kiểm nghiệm chất lượng.

phong tỏa khám xét cây xăng Phúc Lộc Thọ nghi có liên quan đến đường dây xăng giả khủng ở Đồng Nai.

Ngày 25/3, Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ Công an và Công an tỉnh Đồng Nai phong tỏa khám xét cây xăng Phúc Lộc Thọ nằm trên quốc lộ 14 (xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, Đồng Nai). Ảnh: KD

Bịt “kẽ hở” từ… chính sách thế nào?

Theo các chuyên gia, việc trao “đặc quyền” cho thương nhân phân phối dẫn đến tình trạng xăng giả, xăng lậu lộng hành và đây cũng chính là “kẽ hở” từ chính sách quản lý trong thời gian qua khiến vấn nạn sản xuất, nhập lậu xăng dầu giả quy mô lớn diễn ra ngày một nhức nhối. Trong khi, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh thiết yếu, đã được tính các mức phí thuế và lợi nhuận vào giá, do đó, nếu làm giả hay nhập lậu đều khiến Nhà nước thất thoát số tiền khổng lồ.

Trong góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Bộ Công an cũng cho rằng, thời gian qua, công tác quản lý về số lượng, chất lượng đầu ra xăng dầu tại các cửa hàng, đại lý bán lẻ còn nhiều bất cập, sơ hở khi người mua lẻ xăng dầu thường không cần hóa đơn.

Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đề xuất bỏ bớt đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu, nhằm tránh việc trao “đặc quyền” dẫn đến tình trạng “trăm hoa đua nở” khi Việt Nam có tới 38 doanh nghiệp, trong khi nhiều nước công nghiệp phát triển có số lượng doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu ít hơn nhiều. Đơn cử như Hàn Quốc chỉ có 5 doanh nghiệp; Trung Quốc 5 doanh nghiệp; Nhật Bản 4 doanh nghiệp; Singapore 5 doanh nghiệp…

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), khi vẫn chưa có đánh giá về điều kiện kinh doanh xăng dầu của các đối tượng là thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý bán lẻ... đặc biệt khi số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc đã lên trên 15.000 cửa hàng, thay vì con số 11.000 trước đây… “kẽ hở” trong quản lý còn tiếp tục tiềm ẩn trong Dự thảo sửa đổi Nghị định 83/2014.

Để giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, các đối tượng kinh doanh xăng dầu lậu là để trốn thuế, nên đầu ra của xăng dầu cần được quản lý chặt chẽ. Bởi khác thuốc lá hay rượu bia, kinh doanh xăng dầu phải có cửa hàng, bán hàng qua cửa hàng. Do vậy, nếu yêu cầu tất cả cửa hàng đấu nối trực tiếp cơ quan thuế, kiểm soát qua việc niêm phong cột bơm, yêu cầu có hóa đơn đầu ra, sẽ xác định lượng xăng dầu bán ra trong ngày là bao nhiêu... sẽ là phương pháp chặt nhất để xăng dầu lậu không có đất sống.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xăng giả, xăng lậu lộng hành từ “kẽ hở” chính sách tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714115658 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714115658 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10