Xây dựng hệ thống dữ liệu chung cho phát triển đô thị thông minh

THY HẰNG 22/10/2020 15:18

Để xây dựng thành phố thông minh cần có cơ sở dữ liệu dùng chung, liên thông giữa các ngành. Đặc biệt là cơ sở dữ liệu dùng chung ngay từ ban đầu trong quá trình lập quy hoạch.

Khẳng định công nghệ thông tin không phải đi sau mà cùng tham gia triển khai quy hoạch đô thị ngay từ đầu, ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Phát triển kinh doanh Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT nhấn mạnh, cần đưa ra một chiến lược quy hoạch đô thị mà trong đó công nghệ số tham dự vào trong cả bài toán quy hoạch, triển khai.

Nếu chúng ta có 1 hệ thống để tập hợp 4 loại dữ liệu: của chính phủ, của doanh nghiệp, của các hoạt động đô thị sinh ra, của công dân.

Cần có 1 hệ thống dữ liệu tập hợp 4 loại dữ liệu của chính phủ, của doanh nghiệp, của các hoạt động đô thị sinh ra, của công dân.

Xử lý tích hợp dữ liệu

Trong đó, dữ liệu đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong phát triển đô thị thông minh. Đến năm 2050 mỗi người dân có khoảng 10 thiết bị kết nối với họ. Trong đô thị số lượng các thiết bị kết nối này còn nhiều hơn có thể là 20 -30. 

Ông Phan Thanh Sơn phân tích, 1 hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), xử lý tích hợp dữ liệu cho 1 cộng đồng hơn 12 triệu người dân như  ở TP.HCM, và hàng trăm triệu đối tượng được kết nối với các hệ thống khác như giao thông…. thì hệ thống CNTT này không thể nào bình thường như các hệ thống CNTT trước đây, mà là một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Nếu chúng ta có 1 hệ thống để tập hợp 4 loại dữ liệu: của chính phủ, của doanh nghiệp, của các hoạt động đô thị sinh ra, của công dân thì sẽ mang lại giá trị rất lớn. "Chúng ta cần có chính sách để chia sẻ dữ liệu này" - ông Sơn nói.

Kể về câu chuyện kẹt xe ở TP HCM, mỗi năm thành phố thiệt hại khoảng 1,2 triệu giờ công lao động, 1,3 tỉ USD/năm do ùn tắc giao thông, con số này ngày càng tăng, cứ 1h kẹt xe chúng ta mất đi 1,2 tỷ VNĐ, và 2,3 tỉ USD do ô nhiễm môi trường từ các phương tiện cơ giới, tương tự, thiệt hại từ ùn tắc gây ra cho Hà Nội mỗi năm khoảng 1 - 1,2 tỉ USD, ông Sơn cho biết dữ liệu tích hợp đã giải bài toán này.

Theo đó, khi doanh nghiệp triển khai hệ thống quản lý xe bus khoảng 5.000 xe. Qua hệ thống này, mỗi xe buýt trở thành 1 cảm biến xã hội di chuyển trên dường, các dữ liệu từ mỗi chiếc xe bus được tập hợp về cổng giao thông thông minh cho người dân, từ đó giúp họ có thông tin.

Nếu triển khai được cho hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước thì chúng ta sẽ có biết bao nhiêu dữ liệu để có thể chia sẻ như đã làm với hệ thống xe bus.

“Tại sao chúng ta không đồng bộ hai cách tiếp cận này trong 1 quy hoạch thống nất. Vì các nhà phát triển các tòa nhà, khu dân cư, khu công nghiệp sẽ đi theo tiêu chuẩn riêng, theo cách suy nghĩ của họ nhưng nếu nhà nước đóng vai trò định hướng đưa ra chiến lược thì họ đỡ phải đầu tư, tìm hiểu về vấn đề này”, ông Phan Thanh Sơn đề xuất.

Đồng quan điểm, ông Hán Minh Cường, Chủ tịch HĐQT ACUD Group cũng cho rằng, để xây dựng thành phố thông minh cần có cơ sở dữ liệu dùng chung, liên thông giữa các ngành. Đặc biệt là cơ sở dữ liệu dùng chung ngay từ ban đầu trong quá trình lập quy hoạch.

Thu hút khối tư nhân

Ông đồng thời cho rằng, nếu chúng ta đưa ra 1 quy hoạch chung về quy hoạch trên mặt đất, quy hoạch ngầm…ngay trong các khu, các tòa nhà thì các nhà đầu tư bất động sản sẽ đầu tư vào phát triển các hạ tầng thông minh ấy mà nhà nước không phải bỏ tiền ra. 

cơ sở dữ liệu dùng chung ngay từ ban đầu trong quá trình lập quy hoạch.

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cho phát triển đô thị thông minh ngay từ ban đầu trong quá trình lập quy hoạch.

“Nhà nước chỉ duy trì các luật và cá tiêu chuẩn các điều kiện để làm sao các thành phần trong đó tạo ra 1 bức tranh tổng thể về thành phố thông minh. Như vậy, vô hình chung Nhà nước có thể tận dụng được sự tham gia cảu các nhà đầu tư phát triển và vận hành phát triển đô thị thông minh”, ông Phan Thanh Sơn nói. 

Đầu tư cho 1 toàn nhà, 1 chung cư có thể thông minh hơn so với các tòa nhà truyền thông chỉ tốn khoảng 1-5% tổng đầu tư của tòa nhà, số tiền này lớn hay nhỏ? Nếu nhìn về lâu dài thì 1-5% đầu tư ban đầu là không đáng kể nhưng mạng lại lợi ích kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường rất lớn về lâu về dài. “Chúng ta nên đưa khối tư nhân vào để cùng nhau xây dựng được nhanh hơn bền vững hơn các đô thị thông minh góp phần phát triển….”, ông Sơn nhấn mạnh. 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Việt Long, Giám đốc Văn phòng thành phố thông minh Bình Dương, Phó Tổng Giám đốc Becamex cũng cho biết, thành phố thông minh Bình dương phát triển từ 2016, cộng tác chặt chẽ giữa 3 nhà: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nghiên cứu đã tạo động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực phía Nam. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển đô thị thông minh là “cuộc chơi” lớn

    14:39, 22/10/2020

  • TP. HCM ra mắt Trung tâm An toàn thông tin phục vụ Đô thị thông minh

    21:45, 11/10/2020

  • Đồng Tháp: Phát triển kinh tế theo mô hình “nền kinh tế tuần hoàn và đô thị thông minh”

    05:55, 19/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xây dựng hệ thống dữ liệu chung cho phát triển đô thị thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO