Xây dựng thương hiệu chính là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Đó cũng là cách để họ tạo dựng niềm tin và nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.
>>>Đánh giá thương hiệu Việt
Trên thực tế, thương hiệu được coi là sự nhận diện của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đó cũng là một sự định vị, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn, phân biệt các sản phẩm khác nhau. Một thương hiệu càng tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng thì hiệu quả sản xuất, kinh doanh càng cao. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu luôn là vấn đề hàng đầu của doanh nghiệp.
Không đơn thuần chỉ là dịch trang web sang các ngôn ngữ khác nhau và tạo một vài quảng cáo, một số thương hiệu lớn trên thế giới còn là những cái tên gắn liền với sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và trải nghiệm tích cực. Họ có những cách tiếp cận chung, giúp họ xây dựng được những thương hiệu bền vững, vượt qua thế giới bằng sản phẩm và dịch vụ của mình.
Hãy nhìn vào Apple, chúng ta có thể dễ dàng nói rằng, họ là một trong những thương hiệu thành công nhất trong thế hệ của chúng ta. Bất kể đi đâu, mọi người đều đã nghe đến thương hiệu của họ và liên tưởng đến sự cao cấp, thiết kế độc đáo, cửa hàng sang trọng và nhân viên tuyệt vời.
Dịch vụ khách hàng của họ chắc chắn là thứ đáng được đề cập bởi vì họ đã chọn một chiến lược, kích thước phù hợp với tất cả, nhưng giao thức của mỗi cửa hàng trên toàn thế giới của họ đều phù hợp với thị hiếu địa phương. Họ duy trì giao diện giống nhau ở tất cả các địa điểm nhưng nội dung của họ trên trang Apple được dịch cẩn thận và bản địa hóa cho khán giả quốc tế.
Hay như Starbucks, hành trình của họ bắt đầu với một cửa hàng duy nhất ở Seattle vào năm 1971 để trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới. Sứ mệnh của Starbucks, theo như trên trang web của họ là “to inspire and nurture the human spirit – one person, one cup and one neighborhood at a time” (Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người - một người, một cốc và một khu phố tại một thời điểm.)
Họ quảng bá những giá trị phổ biến và lâu dài giống nhau như hạnh phúc, gia đình và chia sẻ, đồng thời họ kết hợp điều đó với sản phẩm và bản địa hóa thông điệp. Thành công của họ là nhờ vào trải nghiệm thực tế của khách hàng xung quanh việc tiêu thụ cafe. Điểm nhấn là thiết kế sang trọng, không gian ấm cúng, cafe pha theo yêu cầu, nhân viên thân thiện và dịch vụ nhanh chóng. Những thủ thuật đơn giản như thêm bàn tròn để khách hàng đến một mình không cảm thấy cô đơn cho thấy họ quan tâm và chú ý đến từng chi tiết nhỏ như thế nào.
Ngày nay, Starbucks còn là một trong những phần đặc trưng trong cuộc sống hàng ngày của thế hệ Millennials và mạng xã hội đã cố gắng quảng bá thương hiệu của họ nhiều hơn nữa. Bằng cách cung cấp cùng một dịch vụ chất lượng cao trên toàn cầu, họ chia sẻ suy nghĩ rằng tất cả chúng ta đều được kết nối theo một cách nào đó.
Hay khi nhìn vào McDonald's, bao giờ và ở đâu người ta cũng nhìn thấy sự đồng nhất của họ. Ở bất cứ quốc gia nào, McDonald's cũng sẽ cung cấp chất lượng, trải nghiệm và đồ ăn như nhau. Người tiêu dùng tin tưởng vào sự nhất quán và giá trị ngang nhau bất kể vị trí và đó chính xác là những gì McDonald's cung cấp cho họ.
Theo các chuyên gia phân tích, sự thành công trong việc xây dựng của các thương hiệu toàn cầu này được cho là vì họ thành công sử dụng bản sắc công ty, tính nhất quán và khả năng kết nối, giúp tạo niềm tin nơi khách hàng, nhà phân phối và đối tác.
>>Thương hiệu Việt chông chênh đường xuất ngoại
>>Lựa chọn cách đi để tăng giá trị thương hiệu Việt
Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lợi ích là thấy rõ, tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng để thực hiện, bởi việc làm này là cả một quá trình dài hơi và tốn kém. Ngay cả với những "ông lớn" giàu tiềm lực cũng không hề dễ dàng.
Hãy nhìn vào sự thất bại của Bphone, một sản phẩm “Made in Vietnam” để thấy việc xây dựng thương hiệu bền vững doanh nghiệp Việt không hề dễ. BKAV là một tập đoàn công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực an ninh mạng, phần mềm, chính phủ điện tử, nhà sản xuất smartphone và các thiết bị điện tử thông minh hàng đầu của Việt Nam. Bphone là một sản phẩm phải nói là “con cưng” của họ. Nhưng, với sự định vị thương hiệu, đánh giá thị trường và tiếp thị sản phẩm đi ngược lại với những kỳ vọng.
Hay như trong lĩnh vực café, Việt Nam hiện tại đang chiếm hơn 40% sản lượng café Robusta của thế giới. Mặc dù sản lượng và chất lượng của chúng ta cao hơn đáng kể so với các quốc gia sản xuất hàng đầu khác. Tuy nhiên, để định vị được một thương hiệu toàn cầu vẫn là một bài toán khó giải với ngành café Việt.
Chúng ta đã nhìn thấy, các chuỗi café Phúc Long, King Coffee xâm nhập thị trường Mỹ và chuỗi thương hiệu Cộng cà phê bước ra sân chơi ở Hàn Quốc. Nhưng, để có một thương hiệu mạnh như Starbuck có lẽ chưa phải là thời điểm này.
Có thể nói, việc xây dựng một thương hiệu nổi bật là thách thức thực sự với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sự kết hợp giữa truyền bá thông điệp và các chiến lược marketing hợp lý là chìa khóa thành công của mỗi thương hiệu, nhưng chúng còn đòi hỏi sự sáng tạo và bền bỉ hơn nữa. Các doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho việc định vị thương hiệu mang tầm vóc quốc tế?
Có thể bạn quan tâm
Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp có nằm ở dòng chữ “made in”?
08:00, 15/06/2021
Lựa chọn cách đi để tăng giá trị thương hiệu Việt
01:00, 13/06/2021
Giá trị thương hiệu Viettel đạt trên 6 tỷ USD
19:49, 18/02/2021
Câu chuyện nhà hàng 5 sao và giá trị thương hiệu
11:23, 26/10/2020
Ba công ty viễn thông Việt Nam góp mặt trong top 5 tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới
15:00, 04/05/2020