Xu hướng mới phòng vệ thương mại ở Hoa Kỳ

Huyền Trang thực hiện 29/06/2018 02:01

Tính từ vụ kiện đầu tiên năm 1994, đến nay Việt Nam đã phải đối mặt với 107 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp chủ yếu liên quan tới các sản phẩm sắt thép, sợi dệt, thủy sản...

DĐDN có cuộc trò chuyện với bà NGUYỄN THỊ THU TRANG, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Pháp luật và thực tiễn Hoa Kỳ về phòng vệ thương mại đã có một số thay đổi đáng kể, tác động trực tiếp tới xuất khẩu Việt Nam ở thị trường này.

- Hiện tại, theo thống kê có đến gần một phần năm các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với xuất khẩu Viêt Nam là ở Mỹ, vậy doanh nghiệp cần lưu ý điều gì, thưa bà?

Xuất khẩu của chúng ta càng nhiều, năng lực cạnh tranh xuất khẩu ngày càng cải thiện thì nguy cơ phải đối mặt với các rào cản thương mại càng lớn và thường gặp nhất là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp. Đây là thực tế mà chúng ta phải chấp nhận và chúng ta phải có cách để ứng xử phù hợp với nó.

Các rào cản phòng vệ này là những biện pháp mang tính kỹ thuật và pháp lý mà WTO ghi nhận và cho phép, các nước nhập khẩu cũng dựa trên đó để tiến hành điều tra. Các thủ tục về mặt pháp lý cần phải có các biện pháp để đối phó chứ không phải câu chuyện chính trị, ngoại giao hay tranh cãi công bằng hay không công bằng.

Với các vụ việc như thế này, chúng ta muốn đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp Việt, muốn chứng minh doanh nghiệp Việt không bán phá giá, không bán hàng trợ cấp thì doanh nghiệp phải tham gia vào quá trình điều tra để chứng minh, cung cấp số liệu thực tế cho các cơ quan điều tra, để họ dựa trên cơ sở đó mà ra kết quả sát nhất với chúng ta.

Tất nhiên như đã biết, có rất nhiều vụ việc mà doanh nghiệp Việt Nam bị kết luận là phá giá, bán hàng trợ cấp và phải chịu các mức thuế phòng vệ cao trong khi thực tế doanh nghiệp không bán phá giá, cũng không nhận trợ cấp từ Chính phủ. Điều này có thể vì nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể nhất là do doanh nghiệp chúng ta hiện vẫn đang bị xếp vào diện “kinh tế phi thị trường” và do đó phải chịu các phương pháp tính toán không sát thực tế của cơ quan điều tra nước nhập khẩu.

br class=

Chế biến cá tra, cá ba sa xuất khẩu tại Công ty Agifish An Giang. Ảnh: T.T.D.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong phòng vệ thương mại

    11:35, 26/06/2018

  • ¾ số vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan đến sắt thép

    03:11, 26/06/2018

  • Cảnh báo xu hướng phòng vệ thương mại mới từ Mỹ

    19:47, 25/06/2018

  • EC điều tra phòng vệ thương mại đối với thép nhập khẩu

    02:09, 31/03/2018

  • Sẽ có quy định chi tiết về các biện pháp phòng vệ thương mại

    04:56, 26/01/2018

Cho đến thời điểm hiện tại, dù đã có hơn 70 nước công nhận chúng ta công nhận là nền kinh tế thị trường nhưng những thị trường lớn, những thị trường xuất khẩu chủ đạo như EU, Mỹ thì vẫn chưa công nhận. Và khi chưa được công nhận thì số liệu kinh doanh thực tiễn của chính doanh nghiệp sẽ không được sử dụng để tính toán mức phá giá, mức trợ cấp mà cơ quan điều tra lại sử dụng số liệu từ một nước thứ 3 để thay thế. Kết quả là các kết luận điều tra thường không sát với thực tế của doanh nghiệp, dẫn tới kết quả gây bất lợi cho chúng ta.

Dù vậy, trong mọi trường hợp, dù đã được công nhận là nền kinh tế thị trường hay chưa thì việc chúng ta tham gia tích cực trong việc chứng minh thực tiễn và phối hợp từ các cơ quan điều tra là cơ hội để chúng ta giảm thiệt hại từ việc điều tra.

- Có giải pháp nào để tránh các vụ việc xảy ra hay không, thưa bà?

Như chúng ta đã biết, phần lớn các vụ kiện phòng vệ là xuất phát từ đơn kiện của các nhà sản xuất nội địa ở các nước nhập khẩu, và cơ quan điều tra chỉ tiến hành điều tra xem các yêu cầu của các nhà sản xuất nội địa có hợp lý không.

Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi với doanh nghiệp chỉ là phải theo dõi sát động thái ở nước nhập khẩu, khi cần thiết và nếu có thể thì cùng trao đổi với họ để tránh các vụ kiện xảy ra, hoặc có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho việc tham kiện hiệu quả.

Ngay từ hiện tại, nếu doanh nghiệp chúng ta có hiểu biết về quy trình kiện, có sự chuẩn bị về kiến thức, duy trì hệ thống hồ sơ chứng từ kế toán phù hợp, minh bạch thì khi chẳng may một vụ việc xảy ra, chúng ta cũng sẽ dễ dàng hành động hơn.

- Hiện tại, có một số trường hợp là hàng hóa các nước khác đội lốt hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu đi. Vì vậy, hàng hóa của Việt Nam vô tình dính phải các vụ kiện, bà đánh giá như nào về sự kiện này?

Tôi không thể xác định có hay không có những hiện tượng này bởi để xác định cần bằng chứng xác thực. Tuy nhiên, thực tế, chúng ta đã phải chịu 17 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá ở nước ngoài, nhiều trường hợp đã bị áp thuế. Hầu như tất cả các vụ việc này đều liên quan tới biện pháp chống bán phá giá mà các nước áp dụng cho hàng hóa Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt cần phải thận trọng, đừng vì lợi ích cá nhân trước mắt mà tiếp tay cho quá trình này dẫn đến các nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh thuế mà tất cả các doanh nghiệp Việt sản xuất, xuất khẩu hàng hóa phải chịu.

- Xin cảm ơn bà!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xu hướng mới phòng vệ thương mại ở Hoa Kỳ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO