Cơn mưa kéo dài những ngày gần đây đã khiến ngập nước nhiều tuyến đường tại TP.HCM.
Trong đó, khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh có siêu máy bơm vẫn ngập nặng, có đoạn ngập gần tới yên xe khiến hàng loạt phương tiện bị chết máy.
Sau đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung là chủ đầu tư siêu máy bơm đường Nguyễn Hữu Cảnh đã có báo cáo giải thích lại hoạt động siêu máy bơm trong trận mưa gây ngập đường này, cho rằng lượng mưa vượt thiết kế siêu máy bơm.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh dài 3,7km từng được thi công sửa chữa nâng cấp năm 1997, hoàn thành sử dụng năm 2002. Sau đó, xảy ra tình trạng ngập nước, nhất là từ khi bị đô thị hóa khu vực dọc bờ sông Sài Gòn song song đường Nguyễn Hữu Cảnh.
TP.HCM tổ chức rất nhiều hội thảo, họp bàn chống ngập, kể cả sự vào cuộc từ một doanh nghiệp chống ngập bằng siêu máy bơm. Tiền chống ngập cứ mỗi năm tăng lên dần theo mực nước, lan rộng các khu vực ngập. Diễn biến ngập ngày càng nặng.
Có thể bạn quan tâm
11:05, 11/08/2019
13:25, 20/07/2019
05:03, 15/07/2019
15:05, 13/06/2019
Trên thực tế, có những tuyến đường sau khi nâng lên cao để chống ngập đã trở thành một con đê chắn ngang khiến nước mưa tràn ra hai bên, ngược lại nước từ trong hẻm và đường xung quanh không có lối thoát, tạo thành dòng sông nhỏ trong khu dân cư khi có mưa lớn. Hệ lụy là nơi nơi hè nhau nâng đường, nâng hẻm, nhà dân cũng phải nâng lên cao hơn, chưa giải quyết xong điểm ngập cũ đã phát sinh điểm ngập mới.
Đường ngập nước ngoài yếu tố được cho là khách quan như mưa lớn, triều cường, lún địa hình thì có nguyên nhân chủ quan như quy hoạch không phù hợp, yếu kém trong quản lý và san lan lấp mặt bằng làm dự án dân cư, lấn bờ sông. Chính những điều này dẫn đến mất cân đối trong phát triển đô thị, thu hẹp vùng trũng, mất dần hướng thoát nước.
Trong thiết kế thoát nước việc ưu tiên cho giải pháp tự chảy, chọn hướng thoát nước ngắn nhất, không tắc nghẽn hoặc gây ngập cục bộ là ưu tiên hàng đầu. Địa hình như đường Nguyễn Hữu Cảnh nên tận dụng điều kiện tự nhiên dẫn nước thoát ra sông Sài Gòn, chỉ dùng siêu máy bơm trong trường hợp không có dòng chảy.