Xử lý tấm thu năng lượng mặt trời hết hạn: Cần sự “ràng buộc” giữa các bên

Diendandoanhnghiep.vn Theo nhiều chuyên gia, phát triển điện mặt trời là một chủ trương đúng, thế nhưng, để không ảnh hưởng đến môi trường và con người nhất, cần sự “ràng buộc” trách nhiệm giữa các bên...

Thời gian vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc xử lý tấm thu năng lượng mặt trời hết hạn, nhất là khi tại nghị trường, Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp – đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, bày tỏ lo ngại với việc phát triển năng lượng mặt trời tràn lan ở địa phương và chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc xử lý các tấm pin mặt trời hết hạn.

Theo Đại biểu đại biểu Ksor H'Bơ Khăp: “Bộ trưởng không thể đổ cho địa phương, cũng không thể nói rằng có quy định của luật về việc xử lý hoặc là chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lý pin năng lượng mặt trời. Cái nhân dân cần là người đứng đầu ngành công thương phải đưa ra được phương án gì đối với vấn đề liên quan đến pin năng lượng mặt trời”.

“Ngay cả bản thân tôi cũng rất lo lắng với việc phát triển tràn lan năng lượng mặt trời ở Gia Lai. Bởi sau này, pin đó hết hạn sử dụng thì để làm gì? Những tấm pin đó được xử lý thế nào, đưa lên mặt trăng hay để nướng bò một nắng - đặc sản ở Gia Lai chúng tôi hay sao!”, Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp nói thêm.

Xử lý pin năng lượng mặt trời là bài toán liên tục được đặt ra trong thời gian vừa qua - Ảnh: VNN

Xử lý pin năng lượng mặt trời là bài toán liên tục được đặt ra trong thời gian vừa qua - Ảnh: VNN

Thực tế, trước sự phát triển rầm rộ của điện mặt trời hiện nay, vấn đề xử lý tấm thu năng lượng mặt trời sau khi hết hạn vẫn là hậu kỳ, nên việc Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp và dư luận lo ngại, cần một lời giải là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Chia sẻ với báo chí về những quan ngại của Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp và dư luận, TS.Ngô Đức Lâm - Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam cho biết, trước tiên cần xác định rõ bộ phận nào ở pin mặt trời gây ô nhiễm.

Theo TS.Lâm, trong tấm pin mặt trời, chỉ có một số điểm mạch chứa các kim loại nặng, thành phần axit... không tan trong nước, ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm. Những thành phần này chiếm tỷ lệ từ 3-5%, còn các thành phần vật liệu khác cấu tạo nên tấm panel là rác thải, phải chôn lấp hoặc có thể tái chế được.

“Thông tư số 18/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương liên quan đến dự án điện mặt trời có quy định bên bán điện phải thu gom, tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ vật tư, thiết bị, chất thải phát sinh của các công trình điện mặt trời trong quá trình xây dựng, vận hành hoặc khi kết thúc dự án điện mặt trời nối lưới, hệ thống điện mặt trời mái nhà theo đúng quy định của pháp luật về môi trường”, TS.Lâm nói.

Thế nhưng, theo TS.Ngô Đức Lâm, quy định trên chỉ thể hiện niềm tin của Bộ Công Thương vào lời hứa của chủ đầu tư dự án điện mặt trời về việc xử lý các thành phần gây ô nhiễm của tấm pin mặt trời sau khi chúng hết hạn sử dụng, còn thực tế là luật quy định nhưng không làm.

TS.Lâm dẫn chứng, câu chuyện này cũng tương tự như việc xử lý xỉ than ở các nhà máy điện than, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than phải cam kết chịu trách nhiệm xử lý xỉ than (có thể đem làm gạch, làm đường, xi măng...) nhưng thực tế, nhiều nhà máy vận hành nhiều năm xỉ than chất đống không ai xử lý, thậm chí có nơi còn đổ xỉ than xuống biển.

Nhiều chuyên gia lo ngại từ sự thiếu

Nhiều chuyên gia lo ngại từ sự thiếu "ràng buộc", dù đã có quy định của luật nhưng vấn đề xử lý chất thải sau khi pin năng lượng mặt trời hết hạn vẫn là bài toán khó - Ảnh: Internet

Liên quan đến vấn đề xử lý pin năng lượng mặt trời khi hết hạn sử dụng, thông tin với báo chí, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VAE) cũng nêu quan điểm, Pin năng lượng mặt trời giống như rác thải công nghiệp, khi hết hạn sử dụng thì không thể tái tạo, chỉ có thể dùng biện pháp chôn lấp và đương nhiên sẽ ảnh hưởng môi trường.

Theo ông Ngãi, dự án điện mặt trời có tuổi thọ khoảng 20 - 25 năm, yếu tố pháp lý ràng buộc về trách nhiệm xử lý các tấm pin năng lượng mặt trời sau khi dự án hoàn tất vẫn còn lỏng lẻo hay nói đúng hơn là chưa có.

“Bài toán phát triển điện mặt trời gắn với sự phát triển bền vững môi trường vẫn chưa được coi trọng, thậm chí còn bị bỏ quên trong nỗ lực tăng tốc phát triển điện mặt trời của các nhà quản lý. Trong thời gian qua, chúng ta quá chú trọng đến giá mua điện hấp dẫn thế nào để thu hút đầu tư mà chưa tính đến chi phí xử lý liên quan đến môi trường với những tấm pin rất lớn. Việc xử lý duy nhất là chôn lấp, còn chôn lấp sẽ tùy vào địa phương. Nhưng để giải quyết hiệu quả thì là một bài toán khó, cần có sự đồng bộ từ các giải pháp đến quản lý của các cơ quan liên ngành đến chủ đầu tư và nhiều bộ phận khác thì may ra việc xử lý mới có kết quả”, ông Ngãi nói.

Còn theo quan điểm của GS.Trần Đình Long - Phó Chủ tịch hội Điện lực Việt Nam: “Bất kỳ việc gì đều bắt đầu từ khung pháp lý, trách nhiệm đầu tiên từ cơ quan luật pháp, quản lý Nhà nước đứng đầu là bộ Công Thương, Bộ nên soạn thảo văn bản xem xét về việc xử lý chất thải, sau đó trình lên Quốc hội, và tiếp đó là trách nhiệm từ các địa phương cũng như chủ đầu tư cùng đồng hành trong việc xử lý vấn đề này thì việc xử lý mới hiệu quả. Hiện nay đặt vấn đề vẫn chưa muộn, chỉ cần chúng ta nghiêm túc xem xét vấn đề thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xử lý tấm thu năng lượng mặt trời hết hạn: Cần sự “ràng buộc” giữa các bên tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714187045 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714187045 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10