Xuất khẩu khó khăn, doanh nghiệp ngành gỗ lao đao

Diendandoanhnghiep.vn Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ giảm mạnh trong bối cảnh lạm phát tăng cao tại Mỹ và châu Âu, khiến người dân thắt chặt chi tiêu với các sản phẩm không thiết yếu như gỗ.

>>>Doanh nghiệp kiến nghị thành lập cụm công nghiệp của ngành gỗ

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ giảm mạnh trong bối cảnh lạm phát tăng cao tại Mỹ và châu Âu, khiến người dân thắt chặt chi tiêu với các sản phẩm không thiết yếu như gỗ.

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ giảm mạnh trong bối cảnh lạm phát tăng cao tại Mỹ và châu Âu, khiến người dân thắt chặt chi tiêu với các sản phẩm không thiết yếu như gỗ.

Doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận

Có kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh nhất trong nhóm các doanh nghiệp ngành gỗ là Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HoSE: TTF), với doanh thu quý I/2023 giảm 38% so với cùng kỳ, xuống còn 331 tỷ đồng. Lãi ròng của doanh nghiệp này chỉ đạt hơn 2,3 tỷ đồng, giảm mạnh tới 83% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù kinh doanh có lãi, nhưng tính đến cuối quý I, TTF vẫn còn lỗ lũy kế gần 3.073 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân khiến cổ phiếu TTF bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo. Đồng thời, HoSE đưa cổ phiếu này vào danh sách cổ phiếu không được cấp margin.

Tương tự, Công ty CP gỗ An Cường (HoSE: ACG) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần của ACG giảm 20,5%, xuống còn gần 680 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp ngành gỗ này cũng giảm mạnh 70% so với cùng kỳ, xuống chỉ còn 36 tỷ đồng.

Doanh nghiệp lý giải nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh là do tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp; người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu và chi phí bán hàng tăng khi công ty chủ động mở rộng hệ thống phân phối khiến lợi nhuận giảm mạnh.

Hay như Công ty CP Phú Tài (HoSE: PTB), một doanh nghiệp lớn trong ngành gỗ với doanh thu 90% từ gỗ xuất khẩu, và thị trường Mỹ chiếm tới 70% doanh thu, cũng ghi nhận doanh thu sụt giảm 18%, còn 1.409 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm hơn 57,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn hơn 62,3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân đến từ doanh thu ngành gỗ sụt giảm do lạm phát tại các thị trường châu Âu, Mỹ làm ảnh hưởng tới sức mua và nhu cầu tiêu dùng, thị trường bất động sản suy giảm từ quý 2/2022 cho đến hiện tại.

Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Chế biến gỗ Đức Thành (HoSE: GDT) cũng sụt giảm 58% doanh thu so với cùng kỳ, xuống còn hơn 63 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của GDT cũng giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn hơn 7,5 tỷ đồng.

Doanh nghiệp lý giải doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ là do lạm phát, bất ổn tiền tệ, sức mua giảm. Trong khi các chi phí cố định như lương, BHXH, khấu hao, sửa chữa, bảo trì…không giảm tương ứng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm.

Ngoài các doanh nghiệp trên, Công ty CP MDF VRG Quảng Trị (UpCOM: MDF) còn ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ. Theo đó, doanh thu của MDF đạt gần 164 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp lỗ ròng 20,7 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 3,4 tỷ đồng. Nguyên nhân là do tình hình khách quan của thị trường đầu vào biến động, trong khi giá bán giảm sâu so với năm trước.

>>>Kiến nghị chính sách “gỡ khó” cho doanh nghiệp ngành gỗ

Ngành gỗ còn đối diện nhiều khó khăn

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong 4 tháng đầu năm 2023 sang các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, Úc đều giảm mạnh từ 1,5% – 39,7% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, đối với thị trường châu Âu (EU) cũng đã giảm tới 60%.

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ những tháng đầu năm giảm mạnh.

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ những tháng đầu năm giảm mạnh.

Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, hiện ngành gỗ đang đối diện với 2 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến mặt hàng gỗ dán và tủ bếp do Mỹ khởi xướng điều tra.

Chủ tịch VIFOREST cho rằng, vụ việc điều tra mặt hàng gỗ dán đã gia hạn quyết định tới lần thứ 7 và kéo dài 3 năm đã tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp gỗ dán của Việt Nam. Doanh nghiệp sản xuất ra không bán được hàng, và điều đáng lo ngại nhất là các nhà mua hàng Mỹ dịch chuyển sang mua hàng tại các thị trường khác.

Theo Chứng khoán VNDirect, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 13% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2022 là gỗ nguyên liệu (mã HS44) với hơn 20 mặt hàng, chủ yếu là dăm gỗ.

Hiện dăm gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, chưa niêm yết. Ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam, chiếm 37% thị phần vào năm 2022. VNDirect cho rằng, việc mở cửa trở lại một số mặt hàng xuất khẩu ròng của Trung Quốc có thể giúp giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp gỗ như PTB, TTF, GDT.

Mặt khác, việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế có thể đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nội thất gỗ trong năm 2023. Bởi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Hai quốc gia đang có thị phần tại Mỹ ngang nhau, ở mức 31%. Do đó, VNDirect cho rằng, các công ty gỗ và sản phẩm gỗ có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cao như PTB, NHT, GDT lại sẽ gặp khó khăn trong nửa sau năm 2023.

Đánh giá về triển vọng của cổ phiếu ngành gỗ, giới chuyên gia cho rằng, đặc trưng của cổ phiếu thuộc nhóm ngành gỗ là phát triển chậm, chưa có nhiều yếu tố bứt phá đồng thời lại có liên quan đến nhiều nguồn nguyên liệu.

Mặc dù các sản phẩm về gỗ khá được ưa chuộng, nhưng với đặc trưng là mang tính truyền thống, không có quá nhiều sự thay đổi kèm theo đó là hiện nay có nhiều loại nguyên liệu mới được sử dụng thay cho gỗ để sản xuất nội thất, đồ gia dụng, do đó gỗ dần dần được xem là sản phẩm kén khách hàng.

Bên cạnh đó, ngành gỗ cũng là một ngành rất nhạy với tình hình vĩ mô trên thế giới. Như thời điểm hiện tại, bối cảnh lạm phát đang diễn ra ở các quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ và EU, đây cũng là 2 thị trường xuất khẩu gỗ chính của Việt Nam. 

Hơn nữa những dấu hiệu suy thoái cũng đang đến gần sẽ làm giảm sức mua và giảm nhu cầu mua các mặt hàng được sản xuất từ gỗ tại Việt Nam. Do đó, đối với ngành gỗ tại thời điểm hiện tại, khó khăn đang nhiều hơn cơ hội và có thể tình hình tiêu cực này sẽ vẫn còn kéo dài đến hết năm 2023.

Chuyên gia của Chứng khoán VNDirect đưa ra khuyến nghị trung lập với nhóm cổ phiếu ngành gỗ. Theo VNDirect, giá cổ phiếu gỗ và sản phẩm gỗ hiện được giao dịch ở mức PE trượt trung bình là 9,3 lần. "Chúng tôi tin rằng việc định giá cổ phiếu gỗ và sản phẩm gỗ đang ở mức hợp lý do nhu cầu toàn cầu giảm và áp lực tới biên lợi nhuận gộp vẫn còn ít nhất cho đến quý IV/2023. Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên chờ đợi những tín hiệu phục hồi rõ ràng hơn để đầu tư vào cổ phiếu gỗ", Bộ phân phân tích của Công ty này đánh giá.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu khó khăn, doanh nghiệp ngành gỗ lao đao tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713861634 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713861634 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10