Xung đột địa chính trị (Kỳ I): Những cuộc chiến có nguy cơ bùng nổ ở Châu Á

Diendandoanhnghiep.vn Giữa sự trỗi dậy của một kỷ nguyên mới về cạnh tranh địa chính trị, các chuyên gia của Nikkei đưa ra dự báo về khả năng xảy ra những cuộc xung đột lớn trong 5 năm tới.

>>Chiến tranh, khủng hoảng năng lượng và hơn thế nữa...

Thế kỷ 20, thế giới đã chứng kiến rất nhiều cuộc chiến kinh hoàng, kéo dài từ Châu Âu sang Châu Á, từ Thế chiến thứ II đến cuộc chiến dai dẳng trên Bán đảo Triền Tiên. Ngược lại, thế kỷ 21 chủ yếu là thời kỳ hoà bình và là cơ hội cho tăng trưởng kinh tế. Hàng trăm triệu người châu Á đã thoát khỏi đói nghèo và tầng lớp trung lưu thịnh vượng đã bắt đầu phát triển trên hầu hết các châu lục. 

Tuy nhiên, những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Đài Loan cho thấy những cuộc đối đầu âm ỉ kéo dài một lần nữa có thể bùng nổ thành xung đột quy mô lớn. 

Liệu kỷ nguyên bá quyền không thể thách thức của Mỹ có bị đe doạ khi mà nguy cơ mang tên Trung Quốc đang hiện diện ở nhiều vùng biên giới. Việc Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan và Nga đưa lực lượng quân đội tiến vào Ukraine có phải là dấu hiệu cho thấy rằng một kỷ nguyên cạnh tranh địa chính trị có thể đang diễn ra?

Giữa sự trỗi dậy của một kỷ nguyên mới về cạnh tranh địa chính trị, các chuyên gia của Nikkei đưa ra dự báo về khả năng xảy ra những cuộc xung đột lớn trong 5 năm tới. Trong số sáu cuộc xung đột có khả năng xảy ra cao nhất ở châu Á, thì hầu hết những mâu thuẫn này đều có từ thời Chiến tranh Lạnh và có thể bùng phát trở lại trong một chu kỳ căng thẳng mới giữa Đông và Tây. 

ĐÀI LOAN

Khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 8, Bắc Kinh đã phản ứng rất quyết liệt, khiến các nước trong khu vực không khỏi lo lắng. Bắc Kinh coi chuyến thăm của bà Pelosi là một thách thức trực tiếp đối với những nỗ lực thống nhất của đại lục kéo dài trong suốt 5 thập kỷ qua.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh văn tại Đài Bắc ngày 3/8

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh văn tại Đài Bắc ngày 3/8

Một ngày sau, Trung Quốc đã đưa rất nhiều tàu chiến đến khu vực Đài Loan với lý do thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật. Mặc dù Bắc Kinh đã khẳng định đó là cuộc tập trận thông thường, nhưng điều này đã làm dấy lên những lo ngại rằng Bắc Kinh có thể phong tỏa khu vực này, thậm chí Trung Quốc còn có thể đang tìm cách bình thường hóa những hành vi gây hấn với các quốc gia láng giềng. 

Trong lịch sử, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trải qua những giai đoạn căng thẳng xung quanh các vấn đề về Đài Loan, nhưng giới quan sát lo ngại rằng việc Nga xâm lược Ukraine có thể khiến Trung Quốc “mạnh tay” hơn với Đài Loan. Hòn đảo Đài Loan - với lực lượng vũ trang và chính quyền của riêng mình, chưa bao giờ chịu khuất phục và chịu sự quản lý hoàn toàn của chính quyền Bắc Kinh. Mặc dù vậy, từ những yếu tố sâu xa từ lịch sử, Bắc Kinh cũng đưa ra những lý do của riêng mình để yêu cầu Đài Loan phải thống nhất với đại lục.

Ông Chen Kuan-ting - Giám đốc điều hành của Tổ chức NextGen Đài Loan nhận định: “Tôi không cho rằng Trung Quốc sẽ áp dụng chiến tranh kinh tế với Đài Loan trong vài năm tới, nhưng khả năng Bắc Kinh tiến hành một cuộc tấn công quân sự là điều hoàn toàn có thể xảy ra”. Ông Chen cho biết thêm, Đài Loan nên tìm cách để đảm bảo rằng Trung Quốc không có khả năng thực hiện thành công một cuộc tấn công quân sự và chìa khoá của việc này chính là mối quan hệ kết nối chặt chẽ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Chuyên gia Nick Marro từ Economist Intelligence Unit lại nhận định ở một chiều khác. Ông Marro cho rằng: "Sự lo ngại của Trung Quốc về việc Mỹ tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào là vẫn đủ sức răn đe để ngăn chặn những hành động sốc nổi thiếu kiềm chế của Trung Quốc. Do đó, chúng tôi cho rằng khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan là không cao, ít nhất là sẽ tương đối hạn chế trong 5 năm tới".

>>Căng thẳng Nga- phương Tây tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh lạnh?

TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ

Các đỉnh núi cao của dãy Himalaya đã từng là nơi đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Bắt đầu từ một cuộc xung đột nhỏ vào năm 1962, mâu thuẫn giữa hai quốc gia đông dân nhất châu Á đã luôn âm ỉ đến tận ngày nay.

Hai năm trở lại đây, cuộc xung đột giữa hai quốc gia này tập trung vào khu vực Ladakh nằm ở phía Đông của thung lũng Galwan. Khu vực này nằm ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển. Trên lý thuyết, binh sĩ của cả hai bên không được trang bị vũ trang trong nỗ lực kiềm chế căng thẳng leo thang, nhưng trên thực tế thì mọi chuyện lại khác. Mùa hè năm 2020, một cuộc xung đột giữa binh lính hai bên đã xảy ra trên tuyến đường cao tốc trong khu vực Ladakh, khiến hai mươi binh sĩ Ấn Độ cùng với bốn binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. 

heo các chuyên gia, tình hình trên thực địa biên giới Ấn-Trung

Theo các chuyên gia, tình hình trên thực địa biên giới Ấn-Trung vẫn sẽ rất căng thẳng trong thời gian tới

Giáo sư Srikanth Kondapalli - hiệu trưởng của Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru có trụ sở tại New Delhi nhận định, trong vòng 5 năm tới, những cuộc xung đột lớn hơn giữa Ấn Độ và Trung Quốc là "hoàn toàn có thể."  

Ông cho biết thêm: “Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa giải quyết xong vụ việc ở Galwan”. Ông Kondapalli tiết lộ, theo các báo cáo truyền thông, Trung Quốc đã chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Galwan. Và đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến khả năng xảy ra xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong khi đó, Giáo sư Pankaj Jha chuyên nghiên cứu các vấn đề quốc phòng và chiến lược tại Đại học Toàn cầu OP Jindal và là cựu Phó giám đốc Ban Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ, lại lạc quan hơn khi cho rằng cả Trung Quốc và Ấn Độ đã kiềm chế rất tốt trong xung đột tại Galwan. Trên thực tế, xung đột tại khu vực này có đủ điều kiện để phát triển thành một cuộc chiến thực sự nhưng điều đó đã không xảy ra. Vị Giáo sư này cho rằng, từ thực tế đó cho thấy cả hai cường quốc này vẫn sẽ rất kiềm chế để tránh các xung đột lớn, và khả năng một cuộc chiến tranh trong vòng 5 năm tới là ít có khả năng xảy ra.

Ông cho biết thêm, với áp lực của Trung Quốc từ các khu vực nhạy cảm khác như Đài Loan hay Tây Tạng đang có xu hướng gia tăng, “Trung Quốc không thể cùng lúc dàn quân ra tất cả các khu vực biên giới đang có tranh chấp. Theo quan điểm này, khả năng xảy ra một cuộc xung đột với Ấn Độ là không nhiều” 

TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Vào đầu tháng 8, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Tokyo đã tiến hành một chương trình thử nghiệm kéo dài hai ngày mô phỏng cuộc xung đột xung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Trong mô phỏng ấy, nhóm nghiên cứu lấy bối cảnh giả tưởng vào tháng 8 năm 2027, 200 tàu đánh cá Trung Quốc đã tiếp cận Senkaku. Một số "ngư dân" được trang bị vũ khí, ám chỉ rằng họ là lực lượng đặc biệt của Trung Quốc. Mọi việc nhanh chóng vượt qua tầm kiểm soát của phía Nhật Bản khi một số tàu đánh cá đâm vào tàu Cảnh sát biển Nhật Bản, và hàng chục “ngư dân” Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo.

Kịch bản đang chuyển từ mối quan tâm tiềm tàng sang mối đe dọa thực tế: Xung quanh vùng biển Senkakus, Trung Quốc đang đẩy mạnh sự hiện diện quân sự và đẩy căng thẳng với Nhật Bản leo thang từng bước từng bước một. Chiến thuật này - theo một chuyên gia quân sự gọi là “lát cắt xúc xích Ý”.

Một máy bay của Nhật Bản bay qua đảo Senkaku/Điếu Ngư

Một máy bay của Nhật Bản bay qua đảo Senkaku/Điếu Ngư

Những bước đi đang ngày một định hình rõ ràng của Trung Quốc nhằm giành quyền kiểm soát các đảo từ Nhật Bản bắt đầu vào ngày 8 tháng 12 năm 2008, khi hai tàu của chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên đột ngột tiến vào lãnh hải của Nhật Bản xung quanh khu vực quần đảo Senkaku.

Các con tàu nói trên đã ở lại vùng biển này trong 9 giờ, bất chấp rất nhiều cảnh báo từ Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản. Ở thời điểm đó, những hành động này của Trung Quốc đã nhận được rất nhiều chỉ trích khi mà mới chỉ bảy tháng trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đến thăm Nhật Bản với lời hứa hẹn sẽ thúc đẩy một “mối quan hệ cùng có lợi dựa trên các lợi ích chiến lược chung”!

Căng thẳng tiếp tục leo thang khi tháng 9 năm 2012, Nhật Bản chính thức quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, và kể từ đó các tàu của chính phủ Trung Quốc đã liên tục đi vào các khu vực tiếp giáp xung quanh Senkakus, chưa kể đến việc các tàu của Trung Quốc đều đặn xâm phạm vào lãnh hải của Nhật Bản với tần suất ba lần một tháng.

Thông thường, Washington không mấy khi đưa ra các quan điểm xung quanh tranh chấp các vùng lãnh hải, nhưng trong trường hợp Senkaku, liên tiếp nhiều đời Tổng thống Mỹ đã khẳng định rằng Senkaku nằm trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và Washington sẽ hành động để bảo vệ khu vực này – nhấn mạnh rằng Nhà Trắng sẽ không đứng ngoài nếu như Trung Quốc tiếp tục có những hành động quân sự leo thang tại đây.

Ông Nobukatsu Kanehara - một cựu quan chức ngoại giao Nhật Bản và là một thành viên nhóm nghiên cứu cho rằng mặc dù không nhiều khả năng Trung Quốc gây chiến với Nhật Bản chỉ vì Senkaku, nhưng nếu xảy ra xung đột Mỹ - Trung xung quanh vấn đề về Đài Loan, Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành một biện pháp quân sự như vậy ở Senkaku. “Nếu kịch bản đó xảy ra, Mỹ sẽ tập trung vào khu vực Đài Loan, Nhật Bản sẽ phải tự bảo vệ Senkaku”, ông nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xung đột địa chính trị (Kỳ I): Những cuộc chiến có nguy cơ bùng nổ ở Châu Á tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713931115 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713931115 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10