Sự gián đoạn thương mại quốc tế do các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương tây với Nga có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngành công nghiệp dầu mỏ Việt Nam.
Mới đây, công ty dầu khí quốc doanh Việt Nam PetroVietnam cảnh báo rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khoan dầu của Việt Nam, liên quan đến vấn đề Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nhập khẩu thiết bị năng lượng của Nga.
"Ngành công nghiệp dầu mỏ của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị của Nga và do đó có thể gặp trở ngại và khó khăn trong tương lai nếu không có nhà cung cấp mới nào được bảo đảm", PetroVietnam cho biết trong một tuyên bố trong tuần này.
Tuyên bố cũng nêu rõ các vấn đề nảy sinh do giá năng lượng tăng cao và nhu cầu giảm, đồng thời cho rằng điều đó có thể làm suy yếu sự hợp tác cả trong lĩnh vực điện trong tương lai.
Trên thực tế, PetroVietnam hiện đang có 49% cổ phần trong liên doanh dầu khí Rusvietpetro với Zarubezhneft của Nga, công ty đã sản xuất 30 triệu tấn dầu thô, tính đến giữa năm 2021. Con số này chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thô của Việt Nam.
Liên doanh được thành lập vào năm 2008. Theo PetroVietnam, Rusvietpetro là dự án đầu tư ra nước ngoài thành công nhất trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Sau gần 5 năm tiến hành thiết kế, xây dựng mỏ và khoan khai thác, sản lượng khai thác của Rusvietpetro đã đạt đỉnh ở mức 3,2 triệu tấn/năm vào năm 2014. Và năm ngoái, đã là năm thứ tám liên tiếp mức sản lượng đỉnh trên 3 triệu tấn được Rusvietpetro duy trì.
Thống kê tình hình kinh doanh sản xuất cho thấy, sản lượng dầu khai thác cộng dồn đến tháng 8 năm 2021 đạt 30,48 triệu tấn và tổng lợi nhuận đã chuyển về Việt Nam đạt 1,263 tỷ USD. Chỉ riêng trong năm 2021, Rusvietpetro đã khai thác khoảng trên 3 triệu tấn dầu thô với doanh thu dự kiến đạt trên 1,3 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế ước đạt khoảng 410 triệu USD.
Nhưng giờ đây, với cuộc xung đột tại Ukraine, Nga đã trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới, nhằm vào nền kinh tế của quốc gia này khi các cường quốc phương Tây tìm cách ngăn cản các cuộc tấn công. Chính các tác động đến thị trường năng lượng của quốc gia này đã khiến ngành dầu khí rơi vào tình trạng hỗn loạn, với giá dầu leo thang lên 130 USD / thùng.
Trong khi nhiều quốc gia châu Á bao gồm cả Việt Nam vẫn cam kết duy trì quan hệ thương mại với Nga, nhưng sự gián đoạn đối với thương mại quốc tế và việc Nga bị loại khỏi nền tảng thanh toán toàn cầu SWIFT đã khiến việc kinh doanh bình thường trở nên bất khả thi đối với những người vẫn đang tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu ổn định của Nga.
Mặc dù các tác động đầy đủ của các lệnh trừng phạt này vẫn chưa được nhìn thấy và các nhà quan sát vẫn đang theo dõi thị trường để xem Nga sẽ điều hướng thế nào trong bối cảnh đang thay đổi này.
Tuy nhiên, trong một cuộc tổng hợp các ý kiến chuyên gia của Reuters về cuộc khủng hoảng, Matthew Tuttle, Giám đốc đầu tư tại Tuttle Capital Management, cho biết: “Trong ngắn hạn, nó đã gây ra rất nhiều biến động. Mọi thứ bây giờ đang ở trên bàn, nhưng bất cứ điều gì tồi tệ cũng có thể xảy ra trong tương lai”.
Có thể bạn quan tâm
Xung đột Nga - Ukraine: Những tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam
04:00, 13/03/2022
Doanh nghiệp gỗ Việt "ngấm đòn" xung đột Nga - Ukraine
03:11, 11/03/2022
Đàm phán Nga - Ukraine tiếp tục không đạt đột phá mới
01:47, 11/03/2022
Các tập đoàn Trung Quốc - “Ngư ông đắc lợi” sau căng thẳng Nga - Ukraine?
11:01, 10/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine khiến châu Âu bất an
05:30, 10/03/2022
Căng thẳng Nga - Ukraine và những nhóm cổ phiếu "hưởng lợi"
05:00, 09/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận
04:30, 09/03/2022